SSD thường được gọi là ổ cứng thể rắn là một dạng ổ cứng ra đời sau ổ cứng HDD được kì vọng sẽ thay thế HDD trong tương lai với tốc độc đọc/ghi dữ liệu nhanh hơn rất nhiều lần. SSD sử dụng SRAM hoặc DRAM để lưu trữ dữ liệu, một số loại sử dụng bộ nhớ flash.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Năm 1978, Storeage Tek phát triển thành công mẫu Ssd đầu tiên.
Năm 1996, M-System giới thiệu mẫu Ssd sử dụng bộ nhớ flash.
Năm 2009, Ssd bắt đầu được sử dụng trong laptop.
Tháng 3 năm 2009, Texas Memmory System tuyên bố dù hệ thống Ssd có dung lượng đến 5TB.
Tháng 5 năm 2009, Photofast giới thiệu ổ Ssd có dung lượng tùy chọn từ 128GB tới 1TB với tốc độ đọc ghi lên đến 1000MB/s.
PHÂN CHIA CÁC LOẠI SSD
A. THEO HÌNH DÁNG BÊN NGOÀI
SSD 2.5 Sata: loại SSD này phổ biến nhất trên thị trường, thỉnh thoảng có 1 vài Ssd có kích thước 3.5’’ tương tự như HDD nhưng đa số có kích cỡ 2.5’’. Sử dụng cổng kết nối sata 3 (hoặc sata 2 đối với một số loại ssd rất cũ) cho tốc độ đọc và ghi vào khoảng 400-500 MB/S cùng với đó là dung lượng tùy chọn từ 128GB đến 1TB.
SSD mSata: có kích thước bằng 1/8 ổ SSD 2.5’’, sử dụng giao tiếp mSata giống như giao tiếp sata nhưng được thu nhỏ lại. Một số loại rất ít có thể sử gắn vào cổng Pcl express nhưng tốt nhất và an toàn nhất vẫn nên sử chụng nhưng bo mạch chủ có chip điều khiển mSata. Loại này thường được sử dụng trong các dòng ultrabook nhỏ mỏng và nhẹ.
SSD M.2: Có kích thước nhỏ hơn cả mSata thậm chí chỉ bằng ½ thanh RAM. Hỗ trợ giao tiếp sata, usb lẫn PCL express. Được dùng trong các laptop nhỏ mỏng. SSD này có hai loại chủ yếu là B và M. Loại B thường được gắn vào cổng PCLe x2 còn M là PCLe x4, do đó loại M thường nhanh hơn và giá thành cũng cao hơn. Theo thông tin từ Asus thì những chiếc SSD sử dụng cổng pcle sẽ nhanh hơn là Sata vì nó kết nối trực tiếp tới CPU mà không thông qua trung gian như Sata.
Khi bạn build máy tính nếu có điều kiện kinh tế thì hãy cân nhắc chọn bo mạch chủ có cổng M.2 cùng với 1 chiếc M.2 SSD vì nó sẽ giúp máy tính bạn gọn nhẹ hơn rất nhiều( tất nhiên kèm theo đó là giá thành sẽ cao lên một chút).
SSD U.2: loại này rất hiếm ở thị trường Việt Nam, có kích thước tương đương SSD 2.5’’ nhưng loại SSD này sử dụng cổng Pcle 3.0x4 nên nhanh hơn nhiều. Thêm vào đó, với kích thước lớn hơn M.2 SSD nên có thể nhét thêm nhiều chip flash vào bên trong giúp tăng dung lượng lưu trữ. Một số mainboard nhất định có hỗ trợ cổng U.2 hoặc cho phép sử dụng adapter.
B. THEO CỔNG GIAO TIẾP
Sata: các loại ssd này là sản phẩm phổ thông nhất, đa số các laptop tầm trung-cao hay một bộ destop được đầu tư ở mức khá đều được trang bị ổ cứng thể rắn sử dụng giao tiếp sata 3 với tốc độ vào khoảng 500MB/s. Một số đại diện tiêu biểu của dòng này có thể kể đến Samsung 750 và 850 series, Plextor M8pe, Corsair LE. Mọi ổ cứng sata đều phải yêu cầu một dây nối nguồn.
PCL express mang lại tốc độ rất nhanh, có thể đạt đến 2GB/s gấp 4 lần sata 3 đối với PCl-e 16x. Loại này không cần dây cấp nguồn mà lấy nguồn trực tiếp từ chính khe cắm trên bo mạch chủ. Với tốc độ vượt trội Pcl-e SSD là lựa chọn hàng đầu của những người muốn build PC hay mua laptop có điều kiện về kinh tế vì thật sự giá của những chiếc SSD loại này khá cao nhưng hoàn toàn xứng đáng “tiền nào của nấy”.
NHỮNG NGỘ NHẬN VỀ SSD
1. SSD GIÚP CHƠI GAME MƯỢT HƠN.
Về tổng quan, điều này cũng không hẳn là sai khi SSD có tác động đến trải nghiệm game của các game thủ nhưng chỉ một phần rất nhỏ. Cụ thể SSD có thể giúp game load nhanh hơn, một số game offline nặng thông thường phải load save game khá lâu và SSD có thể sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian chờ đợi.
Tuy nhiên, nhiều người lại lầm tưởng SSD có thể giúp nâng fps thậm chí là giảm ping(đối với game online) khi chơi game, đây là một nhầm lẫn hết sức tai hại khi fps của game phụ thuộc rất nhiều vào GPU mà chúng ta hay gọi là card đồ họa còn ping thì phụ thuộc vào tốc độ Internet của gói cước mà gia đình chúng ta sử dụng.
2. SSD RẤT BỀN, ĐỘ BỀN CÓ THỂ LÊN TỚI VÀI CHỤC NĂM
Thông thường thông số về độ bền mà nhà sản xuất công bố về sản phẩm SSD của mình thường lên tới vài triệu giờ sử dụng. Nhiều khách hàng truyền tai nhau về đồ bền SSD có thể lên tới hàng chục năm. Nhận định ấy không hẳn là sai nhưng độ bền của SSD phụ thuộc rất nhiều vào người sử dụng, nếu lưu trữ dữ liệu ít thì SSD thường có thể duy trì trạng thái tốt đến 10 năm hay 20 năm.
Theo thống kê của trang teleport.com thì SSD thường rơi vào trạng thái bad (tệ) khi việc ghi dữ liệu đạt đến ngưỡng trăm TB tức là mỗi ngày khoảng hơn 50GB và liên tục trong vòng 5 năm. Thí nghiệm này cho thấy việc ghi chép dữ liệu không ảnh hưởng quá lớn tới tuổi thọ SSD. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thì SSD là một thiết bị khá là mỏng manh và dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường. Một số yếu tố có thể anh hưởng đến SSD thường gặp như: độ ẩm cao, nhiệt độ phòng cao, mất điện đột ngột, rơi rớt, cài firmware mới, hay tắt máy không đúng cách.
Một điều nữa, SSD là công nghệ mới đang trên đà phát triển mạnh nên sẽ dễ bắt gặp những lỗi trong quá trình vận hành, điều này cũng làm ảnh hưởng không ít tới người sử dụng, để phòng tránh điều này người dùng thường chọn những model phổ biến của những hãng sản xuất danh tiếng đã được cộng động kiểm định và đánh giá cao như samsung, kingston, sandisk, plextor.
3. SSD GIÁ RẺ VẪN TỐT.
Như đã nói SSD vẫn còn trong quá trình nghiên cứu và phát triển nên việc gặp lỗi diễn ra rất thường xuyên, một chiếc SSD của Kingston hay Samsung có thể mắc hơn những loại SSD vô danh nhưng bù lại chúng được thử nghiệm rất nhiều trước khi đưa ra thị trường nhằm hạn chế tối đa những lỗi có thể gặp phải khi sử dụng công thêm thời gian bảo hành tương đối dài từ 3 đến 5 năm cũng đủ cho chúng ta cảm thấy yên tâm.
Xem thêm tại:
http://stream-hub.com/o-cung-ssd