01:08:41 am Ngày 24 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Hai điểm A, B nằm trên cùng một phương truyền sóng cách nhau 5 cm, coi biên độ sóng là không suy giảm trong quá trình truyền. Biết tốc độ truyền sóng là 2 m/s, tần số sóng là 10Hz. Tại thời điểm nào đó li độ dao động của A và B lần lượt là 2 cm và 23cm . Tốc độ dao động cực đại của các phần tử môi trường.
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 200V vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung thay đổi. Khi đó điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn dây và hai bản tụ điện biến đổi theo thời gian có đồ thị như hình vẽ. Điều chỉnh điện dung của tụ điện sao cho tổng điện áp hiệu dụng của cuộn dây và tụ điện có giá trị lớn nhất, giá trị đó bằng
Trong thí nghiệm của Y-âng về giao thoa ánh sáng với nguồn ánh sáng trắng có bước sóng từ 380nm đến 760nm, hai khe hẹp cách nhau 0,5mm. Bề rộng của quang phổ bậc 1 trên màn lúc đầu đo được 0,506mm. Khi dịch màn ra xa hai khe thêm một đoạn thì bề rộng của quang phổ bậc 1 trên màn đo được là 0,81mm. Màn đã dịch chuyển một đoạn bằng
Đặt vào hai đầu đoạn mạch RCL mắc nối tiếp (cuộn dây thuần cảm, tụ điện có điện dung C thay đổi được) một điện áp xoay chiều   u = U2cosωt. Trong đó U và  ω không đổi. Cho C biến thiên thu được đồ thị biểu diễn điện áp trên tụ theo cảm kháng  ZC  như hình vẽ. Coi 72,11 =   203  . Điện trở của mạch là
Biểu thức quan hệ giữa biên độ A, li độ x và tần số góc của chất điểm dao động điều hoà ở thời điểm t là


Trả lời

Cùng chờ đợi mưa sao băng Delta Aquarids

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cùng chờ đợi mưa sao băng Delta Aquarids  (Đọc 1043 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
frozenbjrd
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 32


Email
« vào lúc: 05:01:22 pm Ngày 25 Tháng Bảy, 2016 »

Trong tuần này, người dân trên toàn thế giới sẽ được chiêm ngưỡng trận mưa sao băng Delta Aquarids bằng mắt thường rõ nhất vào ngày 28, 29 tháng 7.

Mưa sao băng là hiện tượng xảy ra khi hàng trăm quả cầu lửa thiên thể phát sáng trên bầu trời đêm. Trong khi chờ đợi một trong những trận mưa sao băng được mong đợi nhất - The Perseids - diễn ra trong tháng 8, mọi người vẫn có thể thưởng thức một trận mưa khác không kém phần long trọng diễn ra vào cuối tháng này. Đặc biệt bạn không cần phải sử dụng các công cụ đặc biệt như kính thiên văn hay ống nhòm mà chỉ cần nằm dài thư dãn và chờ sao băng suất hiện thôi.


Mọi người háo hức đón chờ mưa sao băng vào cuối tháng này.

Người dân trên thế giới có thể chiêm ngưỡng trận mưa sao băng có tên Delta Aquarids bằng mắt thường rõ nhất vào ngày 28, 29 tháng 7. Theo trang tin Science Alert, Delta Aquarids chủ yếu tập trung ở Nam bán cầu, tuy nhiên, những người ở Bắc bán cầu vẫn có thể nhìn thấy.

Mặc dù đạt cực đại vào cuối tháng nhưng nó vẫn rải rác kéo dài đến ngày 23/8, xen lẫn với The Perseids xuất hiện vào giữa tháng đó. Vì các thiên thạch khá mờ nhạt do đó thời gian thích hợp nhất để quan sát là khoảng nửa đêm, khi chỉ có ánh trăng và ánh sáng nhân tạo. Nếu không nhìn thấy trực tiếp, mọi người vẫn có thể thưởng thức gián tiếp qua đài quan sát Slooh, trên quần đảo Canary.

Mưa sao băng xảy ra khi ngôi sao chổi đến gần mặt trời và tạo ra các mảnh vỡ - hay còn gọi là thiên thạch - bắn ra xung quanh quỹ đạo của sao chổi. Mưa sao băng tiếp cận với Trái Đất khi quỹ đạo của hành tinh trùng với đường đi của sao chổi. Các ngôi sao băng sẽ di chuyển song song với nhau và cùng một tốc độ. Đứng trên Trái Đất sẽ cảm giác như chúng bắt nguồn từ một điểm duy nhất trên bầu trời.

Vì mưa sao băng Delta Aquarids xảy ra vào thời gian gần giống với trận Perseid, nên gây nhầm lẫn cho nhiều người. Tuy nhiên mọi người có thể phân biệt được thông qua hướng đi của chúng. Tại Bắc bán cầu, Delta Aquarids sẽ xuất hiện từ phía nam, trong khi Perseids sẽ đến từ phương bắc. Ngược lại ở Nam bán cầu, Delta Aquarids có nguồn gốc từ trên cao và Perseids đi từ phía bắc.

Theo vietq


Logged


Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.