Từ trường của sao Mộc cao hơn của Trái Đất hàng trăm lần nên hiện tượng cực quang trên hành tinh này không bao giờ ngừng lại và có cường độ lớn hơn nhiều so với trên Trái Đất.
Hình ảnh ấn tượng mà các bạn đang xem là cực quang trong dải cực tím được
kính thiên văn "Hubble" chụp ở cực bắc của sao Mộc. Tờ EurekAlert dẫn lời các chuyên gia cho biết: đây là một trong số những bức hình vũ trụ có nhiều màu sắc nhất mà loài người chúng ta từng chụp được.
Cực quang trong dải cực tím được kính viễn vọng "Hubble" chụp ở cực bắc của sao Mộc.
Cơ chế hình thành cực quang trên sao Mộc cũng giống như trên Trái Đất, chúng sinh ra khi các hạt gió mặt trời manh năng lượng cao và được định hướng bởi từ trường đi vào khí quyển của hành tinh tại vùng cực. Tuy nhiên, do từ trường của sao Mộc cao hơn của Trái Đất hàng trăm lần nên hiện tượng cực quang trên hành tinh này không bao giờ ngừng lại và có cường độ lớn hơn nhiều so với trên Trái Đất.
Cực quang sao Mộc này chứa năng lượng gấp hàng trăm lần các hiện tượng cực quang diễn ra trên Trái đất. Đồng thời, thay vì các cơn bão mặt trời, bão từ làm xuất hiện cực quang trên Trái đất thì cực quang trên sao Mộc có thể hình thành bởi một nguồn tác động khác.
Tấm ảnh khó tin
Mỗi tháng một lần "Hubble" lại theo dõi cực quang trên sao Mộc. Các chuyên gia NASA và ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) đã so sánh hai hình ảnh: một tấm do
kính thiên văn "Hubble" chụp trong dải cực tím, và tấm thứ hai chụp năm 2014 ở bước sóng hồng ngoại. Kết quả rất ấn tượng.
Cực quang trên sao Mộc.
Hiện tượng cực quang nổi bật trong không gian với màu xanh trắng, hoạt động thành các vòng xoáy rõ rệt trên cực Bắc sao Mộc. (Nguồn ảnh: Dailymail).
Theo các chuyên gia nhận định, rất nhiều tia cực tím, tia X-ray cực quang lẫn gió mặt trời và khí bụi va chạm xuất hiện trong hệ thống này. (Nguồn ảnh: Dailymail).
Tiến sĩ Jonathan Nichols, một nhà khoa học không gian tại Đại học Leicester cho biết: "Đây là hiện tượng cực quang kịch tính và đẹp nhất mà tôi từng thấy...".
(Nguồn : Dailymail)