06:00:05 am Ngày 27 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Khoảng cách giữa một nút và một bụng sóng liên tiếp trong hiện tượng sóng dừng là
Một sợi dây đang có sóng dừng với tần số 300 Hz, khoảng cách ngắn nhất giữa một nút sóng và một bụng sóng là 0,75 m. Tốc độ truyền sóng trên dây bằng:
Phát biểu nào sau đây SAI.
Một máy biến áp lý tưởng có số vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp lần lượt là N1, N2, điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp lần lượt là U1 và U2. Hệ thức đúng là
Ở mặt nước, tại hai điểm S1 và S2 có hai nguồn kết hợp, dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Biết sóng truyền trên mặt nước với bước sóng λ và S1S2=5,6λ. Ở mặt nước, gọi M là vị trí mà phần tử nước tại đó dao động với biên độ cực đại, cùng pha với dao động của hai nguồn và gần S1S2 nhất. MS1−MS2 có độ lớn bằng


Trả lời

Bạn có biết thiên cầu và nhật động ?

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bạn có biết thiên cầu và nhật động ?  (Đọc 932 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
ursamajor969
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 48


Email
« vào lúc: 05:49:28 pm Ngày 18 Tháng Sáu, 2016 »

[COLOR="indigo"]Thiên cầu:[/COLOR]
Khi nhìn lên bầu trời, bạn có cảm giác các ngôi sao như nằm trên một mặt cầu khổng lồ ở một khoảng cách rất xa. Mặt cầu này được gọi là Thiên cầu (Celestial Spheres) - một mặt cầu tưởng tượng bao quanh Trái Đất và có bán kính vô tận và chứa các thiên thể trên bầu trời. Thiên cầu khái niệm do thuyết địa tâm xây dựng lên, nhưng vẫn còn được sử dụng cho tới ngày nay do tính hữu ích của nó cho việc quan sát thiên văn.



Thiên cầu

Thiên cầu gồm có hai nửa, giống như hai bán cầu của Trái Đất, đó là Thiên cầu Bắc ( Northern Celestial  Hemisphere – nửa cầu bên trên trên hình vẽ ) và Thiên cầu Nam ( Southern Celestial Hemisphere – nửa cầu dưới trên trên hình vẽ ), được phân chia bởi đường Xích đạo trời hay gọi tắt là đường Xích đạo. Để dễ tưởng tượng các bạn có thể coi 2 nửa Thiên cầu này là hình chiếu của hai nửa cầu của Trái Đất trên bầu trời.
Xích đạo trời (đường tròn màu đỏ trên hình vẽ ) về bản chất chính là hình chiếu của đường xích đạo của Trái Đất lên trên bầu trời, cũng không quá khó hiểu phải không ?
Trục vũ trụ PP’ ( thực chất chính là trục quay của Trái Đất) là một trục tưởng tượng, dài vô tận, đi xuyên qua tâm Trái Đất và cắt Thiên cầu tại hai điểm là Thiên cực Bắc ( North Celestial Pole) ký hiệu là P ( cách sao Bắc Cực – Polaris 1/2 độ) và Thiên cực Nam ( South Celestial Pole ) ký hiệu là P’ ( nằm ở bên trong chòm sao Octans ). Trục vũ trụ nghiêng so với phương Bắc – Nam ( NS ) một góc V đúng bằng vĩ độ nơi quan sát.



Thiên Cực Bắc



Thiên Cực Nam

[COLOR="indigo"]Nhật động:[/COLOR]
Do sự tự quay quanh trục của Trái Đất theo chiều từ Tây sang Đông nên khi nhìn từ Trái Đất, chúng ta thấy Mặt Trời, Mặt Trăng, các ngôi sao và các hành tinh đều mọc ở phía Đông, từ từ dịch chuyển trên bầu trời rồi lặn ở phía Tây. Mỗi thiên thể vẽ lên trên thiên cầu một vòng tròn. Hiện tượng này được gọi là nhật động. Do hiện tượng nhật động nên chúng ta có cảm giác các thiên thể trên bầu trời chuyển động quanh một trục gọi là trục vũ trụ. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua các tấm ảnh phơi sáng lâu khi chụp ảnh bầu trời.


Một tấm ảnh phơi sáng lâu
( Ảnh: Babak Tafreshi )

Thiên cầu là một khái niệm cơ bản không phức tạp nhưng hay được sử dụng sau này vì vậy các bạn cần nắm chắc các khái niệm về thiên cầu để có thể quan sát tốt cũng như sử dụng có hiệu quả các dụng cụ quan sát sau này.


Logged


Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.