Hồng Nhung
Thành viên tích cực
Nhận xét: +43/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 27
-Được cảm ơn: 66
Offline
Giới tính:
Bài viết: 186
nguyenthamhn
|
|
« Trả lời #2 vào lúc: 12:36:01 pm Ngày 13 Tháng Tư, 2012 » |
|
Thời mình còn nhỏ, quê mình ko khuyến khích đi học. Mình đi học là gánh nặng của cả gia đình, hàng xóm gặp ai họ cũng nói. Mày ko biết thương bố mẹ à, con gái học lắm làm gì, học lắm chỉ tổ viết thư cho trai.
Hết cấp 2, bạn bè mình người bỏ học đi làm, người lấy chồng, một số vào cấp 3. Rồi đang học cấp 3 thì cũng bỏ dở dang nốt, còn lại một số nhỏ học tiếp. Mình bị các bạn "chê" là lười lao động, vịn cớ đi học để ko phải làm, chúng nó lúc nào cũng tự hào làm ruộng giỏi hơn mình. Một số bạn đi lao động bắt đầu kiếm ra tiền, và mình bị so sánh: Đấy, mày xem xem, cái A,B bằng tuổi mày nó kiếm ra tiền rồi đó, mày lúc nào cũng học học, học....sau này liệu có làm ra trò trống gì ko hay lại phá hoại.
Chưa bao giờ mình nghĩ là sẽ đỗ đại học, vì ở quê, chỉ làm lèo tèo vài bài tập SGK còn chưa hết. Nhưng mà hết cấp 3, cũng thi cho biết. Mình thi Sư Phạm, với hi vọng cái gì đó nếu đỗ có thể vớt vát vì sư phạm ko mất học phí. Chọn thi Lý vì lớp 12 cô chọn mình thi HSG môn Lý nên cũng bập bẹ được hơn các môn khác.
Đỗ đại học, bà mình cấm ko cho đi học, nhưng mẹ thì dứt khoát cho đi. Nói về cái ngày học đại học của mình thì dài lắm....sau khi ra trường và cho tới bây giờ, bản thân mình thay đổi hoàn toàn, từ suy nghĩ, cuộc sống rồi định hướng tương lai.
Quê mình sát nhập về Hà Nội, sự giàu lên nhanh chóng làm bản tính con người thay đổi. Con trai chỗ mình đứa thì đi tù vì nghiện, đứa đánh nhau, đứa thì bỏ làng đi lêu lổng, lông bông....chẳng còn lại mấy người. Tất cả chỉ vì mọi người ko hiểu biết.
Bây giờ, người ta cứ nói nhiều về giáo dục. Về tiêu cực, rồi lớp trẻ hư hỏng cũng đổ lỗi cho giáo dục. Rồi nói học hành chả được thêm cái gì vào đầu đâu, có chăng chỉ kiếm cái bằng cấp cho bằng xã hội. Đứa nào học kém cho ở nhà đi làm đỡ tốn tiền. Quan điểm của mình, em nào cũng phải học hết. Bởi mình nhận thấy được cách cư xử khác biệt giữa người có học và ít học, nhất là khi chúng trưởng thành và thậm chí theo suốt cuộc đời. Nên ai vào được đại học thì vào, ko thì cao đẳng, rồi trung học chuyên nghiệp. Miễn là theo hệ thống giáo dục có nhà trường quản lý, có bạn bè thầy cô. Bọn trẻ ko những học kiến thức còn học cách đối nhân xử thế, rồi biết dùng cái đầu để phân biệt cái đúng sai của xã hội, của sự phát triển. Phản đối quan điểm của SGD Vĩnh Phúc, nếu ko cho chúng đi học á, xã hội này loạn hết. (Dù bây giờ nó cũng đang sắp loạn rồi)
|