06:24:06 am Ngày 24 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Tụ điện có điện dung C=2.10−4πF được mắc vào điện áp xoay chiều có giá tri hiệu dụng 220V, tần số 50Hz. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua tụ là
Khi đồng thời giảm một nửa chiều dài của lò xo và một nửa khối lượng của vật nặng thì chu kì dao động điều hòa của con lắc lò xo sẽ
Chọn câu SAI. Khi một vật chuyển động tròn đều thì
Gọi f1, f2 lần lượt là tiêu cự của vật kính và thị kính của kính hiển vi, Đ là khoảng cực cận của người quan sát, δ là độ dài quang học của kính hiển vi. Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực được tính theo công thức
Chu kì của con lắc đơn được định nghĩa là khoảng thời gian cần thiết để con lắc dao động từ đầu này sang đầu kia và quay lại. Trong nghiên cứu về chu kì của một con lắc đơn giản, hai học sinh phát biểu ý kiến của mình: Học sinh 1: Chu kì của con lắc phụ thuộc vào hai yếu tố: khối lượg dao động của con lắc (vật dao động ở cuối con lắc) và chiều dài của con lắc. Độ cao lúc đầu thả con lắc không ảnh hưởng đến chu kì T. Học sinh 2: Chu kì của con lắc T chỉ phụ thuộc vào chiều dài của con lắc. Sự thay đổi khối lượng và độ cao lúc đầu thả con lắc không ảnh hưởng đến thời gian con lắc dao động ngang. Hai học sinh đã thực hiện một loạt các thí nghiệm để đo chu kì của một con lắc đơn giản bằng cách sử dụng các khối lượng và độ dài khác nhau. Các học sinh không đo chiều cao như một yếu tố. Kết quả của các thí nghiệm có thể được thể hiện trong bảng dưới đây: Mass (kg) Chiều dài(m) Thời gian (s) 6 kg 0,25 m 1 s 6 kg 1 m 2 s 10 kg 4 m 4 s 10 kg 9 m 6 s 14 kg 9 m 6 s Theo dữ liệu được cung cấp, chúng ta dự đoán điều gì xảy ra nếu một thí nghiệm so sánh chu kì của con lắc làm bằng vật nặng trên dây dài một mét và con lắc làm bằng quả bóng tennis trênn dây dài ba mét?


Trả lời

Phương án quan sát mới cho những ngày mưa gió

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phương án quan sát mới cho những ngày mưa gió  (Đọc 733 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
ursamajor969
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 48


Email
« vào lúc: 07:38:44 pm Ngày 03 Tháng Chín, 2015 »


[COLOR="indigo"]Chắc hẳn mỗi lần xem những bức ảnh đẹp lung linh của NASA như thế này, vũ trụ bao la ngoài kia lại khơi gợi trong bạn mơ ước khám phá và khát khao chinh phục đúng không? Bạn có bao giờ nghĩ rằng sẽ có một ngày bạn có thể TỰ MÌNH ghi lại những hình ảnh tinh vân, cụm sao, thiên hà... đầy huyền ảo như thế này? [/COLOR]

iTelescope.Net là mạng Internet các kính thiên văn khúc xạ, kính thiên văn phản xạ bán robot điều khiển từ xa ( remotely operated semi-robotic telescopes) đặt tại Mĩ, Tây Ban Nha và Australia. Sau khi đăng kí tài khoản, bạn sẽ được quyền truy cập vào những chiếc kính thiên văn này và trực tiếp điều khiển chúng ngay tại bàn máy tính của mình thông qua mạng Internet.

Hiện tại iTelescope.net đang có chương trình dùng thử KTV miễn phí. Trước hết các bạn truy cập vào địa chỉ  http://www.itelescope.net/. Để có thể sử dụng những chiếc kính thiên văn Global-Rent-A-Scope, bạn cần phải có tài khoản và đăng nhập tại mục “Telescope Login” . Nếu bạn chưa có, hãy vào phần “Register a New Account” để tạo một tài khoản.
 

Sau đó bạn điền đầy đủ các thông tin theo mẫu sau, các thông tin có dấu “*” là các thông tin bắt buộc bạn phải nhập vào, phần Zip/Postcode (mã bưu chính) các bạn có thể tra cứu tại đây để phù hợp với nơi mình sinh sống.


Lưu ý:
• Phần họ tên bạn hãy viết đúng tên thật của mình (không dấu). Tên của bạn sẽ được in lên hình ảnh chụp được qua KTV mà hệ thống gửi về cho bạn.
• Địa chỉ email cần viết đúng và đảm bảo email vẫn còn  hoạt động bình thường, vì sau khi hoàn tất đăng ký hệ thống sẽ gửi email để kích tài khoản của bạn, đồng thời hệ thống cũng gửi các bức ảnh mà bạn chụp được thông qua email này.
• Các thông tin các bạn điền không dấu, nếu không hệ thống sẽ báo lỗi.
• Phần địa chỉ không quan trọng lắm, các bạn có thể tùy viết.


Sau khi đăng nhập thành công, bạn sẽ thấy giao diện như trên. Với các tài khoản mới đăng ký cần phải chờ 15 phút để hệ thống kết nối tài khoản tới các kính thiên văn bạn mới có thể sử dụng được.
Do tài khoản của bạn là miễn phí nên bạn chỉ được sử dụng thử chiếc kính số 3 - “Telescope – 3” (T3). Trước khi sử dụng chiếc kính này để quan sát chúng ta có một số thông tin cần lưu ý :

• Bạn hãy quan sát bảng trạng thái sử dụng của các kính ở phía bên phải của bản đồ. Nêu kính T3 ở trạng thái /COLOR]” thì bạn mới được phép sử dụng nó. Vì đây chỉ có một chiếc kính nên mà lại có nhiều người muốn sử dụng nên bạn phải chờ tới khi người trước đó sử dụng xong mới được sử dụng tiếp.

• Chiếc kính này được đặt tại New Mexico -  Mỹ nên bạn chỉ có thể sử dụng nó để quan sát được tại đây là ban đêm (tương đương với ban ngày tại Viêt Nam). Để biết được điều này bạn hãy quan sát bản đồ bên trên, phần bản đồ màu tối có nghĩa là ở vùng đấy đang là ban đêm và ngược lại.
Hãy chú ý đến hình ảnh [COLOR="darkred"]All Sky Cam: New Mexico - USA[/COLOR] ở phía dưới bên trái. Đó là hình ảnh bầu trời ở nơi đặt kính. Nếu có nhiều mây hoặc trăng sáng thì bạn hãy cân nhắc việc chụp ảnh.
Bên dưới hiển thị thời gian tại nơi đặt kính. Mục Sunrise là thời gian Mặt Trời mọc và Sunset là thời gian Mặt Trời lặn. Múi giờ ở New Mexico là UTC -6 còn ở VN là UTC +7, các bạn có thể dễ dàng tính được khi nào là ban đêm ở nơi đặt kính để có thể chụp ảnh.

• Mục Points: 40 bên dưới cho biết số điểm trong tài khoản của bạn ứng với thời gian cho phép sử dụng kính. Cái này không phải lo vì dùng hết thì ta lại clone nick khác ;Wink

• Sau khi đã tìm hiểu các thông tin trên, các  bạn bắt đầu sử dụng kính để quan sát và chụp ảnh
Để sử dụng kính, trước hết bạn click chuột vào /COLOR]” tại bảng trạng thái của kính


Hệ thống sẽ tự động chuyển tới giao diện điều khiển kính T3 cho bạn
 

Bảng trạng trạng thái hiện tại của hệ thống “System Status” sẽ xuất hiện. Tại đây, các bạn có thể biết được các thông số hiện tại của kính như tọa độ, thời gian, các thiết lập cho việc chụp ảnh……
 

Để bắt đầu chụp ảnh bạn click vào “One Click Image” và một bảng thiên thể sẽ hiện ra và bạn hãy chọn một trong số các thiên thể đó để chụp ảnh (đây là các thiên thể mà kính có thể quan sát lúc đó – độ cao >45 độ). Việc của bạn chỉ là chọn thiên thể mình muốn chụp và click vào “Submit” để chụp ảnh. Bạn cần đợi một khoảng thời gian nhất định để kính triển khai và chụp ảnh, khoảng thời gian đó hiển thị trong cột “Exposure Time”.


Sau khi đã click vào “Submit”, bạn quay trở lại phần “System Status” để theo dõi quá trình chụp ảnh của kính (kiểm soát lỗi, các thông báo của hệ thống..)


Sau khi quá trình chụp ảnh kết thúc, hệ thông sẽ gửi tấm ảnh mà bạn chụp tới email mà bạn đã đăng ký sau 5 phút
 


M31
Và đây là kết quả sau một lúc mò mẫm của em Cheesy:D:D:D

Các bạn xem thêm 1 số ảnh khác mà bọn mình chụp nhé Wink
http://thienvanhanoi.org/forum/showthread.php?290-Anh-thien-van-chup-tai-GRAS


Logged


Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.