03:01:40 pm Ngày 24 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Con lắc đơn gồm vật nặng treo vào một sợi dây dài ℓ = 0,8 m dao động điều hòa với biên độ góc 0,1 rad. Chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ của vật nặng tại vị trí động năng bằng thế năng là?
Một hệ dao động có tần số dao động riêng f0 = 5 Hz. Hệ dao động cưỡng bức dưới tác dụng một ngoại lực tuần hoàn có biểu thức F = F0cos2πft + π3 N . Khi f = 3Hz thì biên độ của vật là A1, khi f = 4Hz thì biê độ của vật là A2, khi f = 5Hz biên độ của vật là A3. Biều thức nào sau đây đúng?
Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng của Y-âng, khoảng cách giữa hai khe a = 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát D = 2 m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng λ=0,5μm. Trên màn thu được hình ảnh giao thoa có khoảng vân i bằng
Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động điều hòa trên cùng một trục Ox có phương trình: x1 = 2√3sinωt  cm, x2 = A2cos(ωt + φ2) cm. Phương trình dao động tổng hợp x = 2cos(ωt + φ) cm. Biết φ2 – φ = π/3. Cặp giá trị nào của A2 và φ2  sau đây là đúng?
Một sợi dây đàn hồi rất dài được căng ngang và một con lắc lò xo treo trong cùng một mặt phẳng thẳng đứng. Con lắc lò xo có độ cứng k =10 N/m, vật nhỏ có khối lượng m = 25g dao động theo phương thẳng đứng. Khi vật cân bằng và sợi dây chưa có sóng truyền, vật cách sợi dây một đoạn bằng 5cm. Đầu O của dây được gắn với nguồn dao động điều hòa theo phương thẳng đứng tạo ra sóng ngang lan truyền trên dây với tần số góc w = 20 rad/s. Tại thời điểm t = 0, sợi dây có dạng như hình vẽ, còn vật nhỏ được giữ ở vị trí lò xo nén 2,5 cm. Tại thời điểm t =∆t, thả nhẹ để vật dao động tự do. Vật không chạm vào sợi dây trong quá trình dao động nếu ∆t nhận giá trị


Trả lời

Kinh nghiệm chọn kính thiên văn cho các bạn thích ngắm trăng sao

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kinh nghiệm chọn kính thiên văn cho các bạn thích ngắm trăng sao  (Đọc 22278 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
ursamajor969
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 48


Email
« vào lúc: 06:21:39 pm Ngày 25 Tháng Năm, 2015 »

Câu hỏi chọn kính thiên văn khúc xạ hay phản xạ thực chất là câu hỏi: " Chọn thấu kính hay gương ?





Đây là câu hỏi rất nhiều bạn thắc mắc khi có ý định mua hoặc tự làm một chiếc kính để phục vụ quan sát, thỏa mãn niềm đam mê của mình.


Các bạn hầu như phân vân chọn lựa giữa 2 loại kính này và hầu hết ưu ái cho kính phản xạ nhiều hơn. Lý do nhiều người đưa ra là do gương có đường kính lớn -> độ phóng đại hữu dụng lớn và hình ảnh thu được sáng rõ. Một lí do rất thuyết phục phải không. Vậy mời các bạn tham khảo bài viết sau để xem xem loại kính nào phù hợp với bản thân nhất nhé.

Điêu đầu tiên, hãy hiểu căn bản mục đích của vật kính là gì. Nó có nhiệm vụ tạo ra ảnh, tạo ra ảnh một vật thể ở xa vô cùng về ngay trước mắt.

Như vậy vật kính làm từ cái gì không quan trọng, điều chúng ra quan tâm là ảnh tạo ra phải thật sắc nét, độ tương phản tốt, màu sắc đẹp, độ phân giải ảnh cao. Ở đây, chúng ta động chạm đến một khái niệm khá lạ - độ phân giải của ảnh. Chắc hẳn ai cũng biết độ phân giải của máy ảnh số, 12 chấm sẽ đẹp hơn 8 chấm. Đó là suy nghĩ của rất nhiều người. Mình xin nói thêm đó là độ phân giải của cảm biến chứ không phải độ phân giải của ảnh. Nó chỉ là khả năng phân chia bức ảnh ra thành rất rất nhiều phần nhỏ. Nhưng đó mới chỉ là một phần của vấn đề. Bạn hãy tưởng tượng nếu bản thân bức ảnh đã mờ, nhòe, xấu thì việc phân chia bức ảnh đó ra rất nhiều phân nhỏ có ý nghĩa gì đâu. Quan tâm cái sau làm gì trong khi cái trước đã không tốt. Thật may là thiên nhiên đã ban tặng cho ta một cảm biến " Mắt" vô cùng xịn. Nên giờ ta chỉ cần quan tâm đến cái phía trước thôi.

Ảnh của một điểm sáng qua vật kính sẽ là một đốm tròn mờ. Như vậy, nếu cái đóm tròn đó càng nhỏ thì độ sắc nét của nó càng cao, ta nói ảnh có độ phân giải cao. Độ phân giải được quyết định bởi độ chính xác về quang học của vật kính và đường kính của nó.

Trước tiên, mình xin không nói đến thị kính ở đây, nó là cả một mảng rộng mà ta không thể bàn trong đây được. Bây giờ, chúng ta hãy cùng so sánh 2 loại kính này. 
Đặt vật kính tiêu sắc và gương lên bàn cân. Gương nặng hơn Cheesy đùa thôi: Mình so sánh trong điều kiện vật kính tiêu sắc và gương đều có chất lượng tốt nhé.
Với một vật kính tiêu sắc, ta nhận được gì nào:
+ Đường đi của tia sáng tương đối tốt, các tia sáng được bẻ, khống chế tốt.
+ Các hiện tượng sắc sai, cầu sai, coma, loạn thị... được khắc phục đi đáng kể.
+ Sự thất thoát ánh sáng được khống chế ổn , chất lượng ảnh tốt hơn so với gương về các tiêu chí: độ sắc nét, độ tương phản, màu sắc...
Còn với một chiếc gương phản xạ thì sao:
+ Sự phản xạ ánh sáng tốt.
+ Độ mở lớn, ảnh thu được khá hơn vật kính tiêu sắc trên tiêu chí độ sáng và độ phân giải.
+ Đa dạng về tiêu cự, đường kính và hơn hết là nó dễ mài hơn so với vật kính tiêu sắc.
+ Sắc sai không có, các quang sai sắc cũng được giảm thiểu nhiều nếu chất lượng quang học của gương đạt kĩ thuật.



Trên đây, mình đã nói xong về vật kính, cái cực kì quan trọng của kính thiên văn. Giờ ta hãy so sánh về kết cấu nhé:
Kính khúc xạ:
+ Cố định vật kính đơn giản, cả hệ thống đồng trục dễ dàng, làm đơn giản.
+ Dễ sử dụng, vận hành, bắt mục tiêu nhanh gọn.
+ Gọn nhẹ, mang vác dễ. Đôi khi chính vì nhẹ quá nên dễ bị rung lắc trong quá trình sử dụng.
+ Do vật kính được bắt chết vào ống nên nếu bị lệch trục thì khó để cân chỉnh lại.
Kính phản xạ:
+ Khó làm hơn, các chi tiết cấu thành cũng phức tạp hơn.
+ Đòi hỏi về độ đồng trục cao do ánh sáng bị phản xạ 2 lần, cho nên nếu lệch 1 góc nhỏ thì sẽ bị nhân 4 góc đó lên đó.
+ Nặng nề, cồng kềnh đặc biệt là với các kính tiêu cự dài.
+ Sử dụng cũng không khó hơn kính khúc xạ là mấy. :">
+ Chính sự nặng nề của nó lại đem lại sự chắc chắn, vững chãi khi sử dụng.

So sánh về giá thành:
Vật kính tiêu sắc thì khá ít sự lựa chọn và giá cả tăng theo cấp số nhân khi đường kính tăng:
D60  -165k
D70 - gần 300k
D90 - hơn 1 triệu.
Hầu như là chúng ta phải mua chứ rất khó để tự mài. Trừ những ai có tay nghề cao.
Gương cũng vậy nhưng đa dạng hơn.
D114 - khoảng 400k
D150 - Khoảng 650k
Gương to hơn thì tự mài mới có và giá cũng khá chát.

Chi phí cho những linh kiện để lắp ráp kính thì kính phản xạ sẽ đắt hơn vài phần so với khúc xạ.
Nhưng giá thành làm một kính khúc xạ D70 và phản xạ D150 không chênh nhau nhiều lắm. Nếu không tính thị kính thì giá kính D70 trên dưới 1 triệu, và 150 là 1,5 triệu.

Đi đến kết luận:
Kính khúc xạ dành cho nhưng ai đòi hỏi chất lượng hình ảnh tốt, không chạy theo độ phóng đại lớn. Ưa thích sự nhỏ gọn, tiện lợi và có hầu bao eo hẹp Sad(. Những kính khúc xạ loại to như D90 trở đi, mình không đề cập vì giá nó khá đắt.
Kính phản xạ dành cho  những ai thích quan sát với độ phóng đại lớn ( quan sát hành tinh ), quan sát các vật thể tối ( tinh vân ). Đã có hiểu biết về kính. Ưa thích sự chắc chắn - không đòi hỏi quá cao về chất lượng hình ảnh và thích hầm hố một chút :p  Ảnh của kính phản xạ cũng không phải đồ bỏ đi đâu nhé.
Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn đưa ra được sự lựa chọn hợp lí cho riêng mình.


Cái này không liên quan lắm nhưng các bạn cũng nên biết



Bài viết được viết bởi Hoàng Quốc Phương -HAS

Cửa hàng thiên văn học
www.thienvanhanoi.org/cuahang


Logged


Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.