01:36:42 am Ngày 25 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Mạch điện xoay chiều AB gồm R, L, C mắc nối tiếp có R = 100 Ω, C = 15,9 μF, cuộn cảm thuần có độ tự cảm thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB điện áp . Tính độ tự cảm của cuộn cảm để cường độ dòng điện qua mạch biến thiên cùng pha với điện áp .
Một xe monorail trong công viên chạy trên đường cong như hình vẽ. Xe có khối lượng 100kg, độ cao so với mặt đất hA=20m, hB=3m, hC=hB=15m, hD=10m.Lấy g=10m/s2. Trọng lực thực hiện công như nhau khi xe di chuyển
Quan hệ giữa cường độ điện trường E, hiệu điện thế U giữa hai điểm và hình chiếu d của đường nối hai điểm đó lên đường sức được cho bởi biểu thức
Cho phản ứng hạt nhân: $$^{2}_{1}D+^{2}_{1}D\to ^{3}_{2}He+n+3,25MeV$$. Biết độ hụt khối của $$^{2}_{1}D$$ là $$\Delta mD=0,0024u$$ và $$1u=931MeV/c^{2}$$ . Năng lượng liên kết của hạt nhân $$^{3}_{2}He$$ là:
Một hệ dao động cơ đang thực hiện dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi


Trả lời

Bài tập về năng lượng con lắc lò xo

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài tập về năng lượng con lắc lò xo  (Đọc 962 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
HocsinhBH
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 14
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 16


Email
« vào lúc: 08:07:26 am Ngày 17 Tháng Năm, 2015 »

Hai con lắc lò xo nằm ngang giống hệt nhau dao động với biên độ lần lượt là A1 và A2=2 A1 và cùng pha. Mốc thế năng tại VTCB. Khi con lắc thứ nhất có thế năng bằng 0,16 J thì con lắc thứ hai có động năng là 0,36 J. Khi con lắc thứ hai có thế năng là 0,16 J thì con lắc thứ nhất có động năng là bao nhiêu? (Đáp án 0,21J)


Logged


Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 08:33:50 am Ngày 17 Tháng Năm, 2015 »

Hai con lắc lò xo nằm ngang giống hệt nhau dao động với biên độ lần lượt là A1 và A2=2 A1 và cùng pha. Mốc thế năng tại VTCB. Khi con lắc thứ nhất có thế năng bằng 0,16 J thì con lắc thứ hai có động năng là 0,36 J. Khi con lắc thứ hai có thế năng là 0,16 J thì con lắc thứ nhất có động năng là bao nhiêu? (Đáp án 0,21J)

Do hai dao động cùng pha nên ta luôn có : [tex]\frac{x_{1}}{x_{2}} = \frac{A_{1}}{A_{2}} = 1/2 [/tex]

Mặt khác độ cứng của hai lò xo là như nhau nên ta có .[tex]\frac{E_{t1}}{E_{t2}}= \frac{x_{1}^{2}}{x_{2}^{2}} = \frac{A_{1}^{2}}{A_{2}^{2}} = \frac{E_{1}}{E_{2}} = \frac{1}{4}[/tex]

Suy ra thế năng của con lắc thứ hai vào thời điểm đầu là 0,64 J

Vậy cơ năng của con lắc thứ hai là 1 J . Nghĩa là cơ năng con lắc thứ nhất là 0,25 J

Vào thời điểm đang xét, thế năng của con lắc thứ nhất là 0,04 J.

Suy ra động năng cần tìm : 0,25 - 0,04 = 0,21 J


Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.