11:25:30 am Ngày 25 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Một khung dây dẫn quay đều quanh trong một từ trường đều có cảm ứng từ vuông góc với trục quay của khung với vận tốc 150 vòng/phút. Từ thông cực đại gửi qua khung là 10/π(Wb). Suất điện động hiệu dụng trong khung là
Khi mắc tụ C1 với cuộn cảm L thì tần số dao động của mạch là f1 = 2 kHz; khi mắc tụ có điện dung C2 với cuộn L thì tần số dao động của mạch là f2 = 2 kHz. Khi mắc song song C1 và C2 với cuộn L thì tần số dao động của mạch là
Một con lắc lò xo dao động điều hoà với biên độ 5 cm, được quan sát bằng một bóng đèn nhấp nháy. Mỗi lần đèn sáng thì ta lại thấy vật ở vị trí cũ và đi theo chiều cũ. Thời gian giữa hai lần đèn sáng là ∆t = 2 s. Biết tốc độ cực đại của vật có giá trị trong khoảng từ 12π cm/s đến 19π cm/s. Tốc độ cực đại của vật là
So sánh tính bazơ của các hợp chất hữu cơ sau : NH3, CH3NH2, (C2H5)2NH, C2H5NH2, (CH3)2NH ?
Điện áp hiệu dụng giữa hai cực của một trạm phát điện cần tăng lên bao nhiêu lần để giảm công suất hao phí trên đường dây tải điện 100 lần, với điều kiện công suất truyền đến tải tiêu thụ không đổi? Biết rằng khi chưa tăng điện áp độ giảm điện áp trên đường dây tải điện bằng 5% điện áp hiệu dụng giữa hai cực của trạm phát điện. Coi cường độ dòng điện trong mạch luôn cùng pha với điện áp đặt lên đường dây


Trả lời

Truyện Bác ba Phi

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Truyện Bác ba Phi  (Đọc 2417 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
thanhnhi962
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« vào lúc: 10:46:37 am Ngày 18 Tháng Giêng, 2015 »

Chim chuột ở U Minh

Năm đó, tui làm đám mạ ở gần mé rừng. Nói là "làm đám mạ", vậy chớ có làm gì đâu. Ở xứ này mà, tháng hạn châm một mũi lửa là mặt đất bị cháy sạch, chờ tới sa mưa, đội lúa giống ra, coi chổ nào ưng ý là gieo.

Giống lúa tôi đã ngâm lên đủ ba càng một mộng đàng hoàng, từ trong nhà đội ra. Bữa đó trời trong, im gió. Nhưng không biết sao tui nghe dường như có mây che mù mịt trên đầu. Có cả tiếng gió rì rầm đâu xa xa trên đầu. Có cả tiếng gió rì rầm đâu xa xa nữa, ra đến nền đám mạ, tui để thúng lúa giống trên đầu xuống thì... Trời ơi! Chim dòng dọc với chim lá rụng nằm đầy nhóc thúng giạ. Chúng đã ăn sạch sẽ cái thúng lúa giống của tui, không còn một hột để nhổ râu. Nghe động, chúng bay lên cái rần chỉ còn lại cái thúng không.

Tức quá, tui về nhà ngâm thêm một giạ lúa giống nữa. Vài ngày sau, tui cũng đội lúa ra gieo y nền cũ. Lần này biết khôn, tui không để thua mấy con chim này nữa. Một tay tui vịn thúng, một tay cầm nhánh chà quơ quơ phía trên đầu. Vậy mà tới đám mạ, thúng lúa giống cũng bị chim ăn hết phân nữa.

Bây giờ mới bắt đầu gieo hột. Tui cặp thúng lúa vào nách, đi thụt lùi, vãi ào ào. Vãi hết thúng lúa giống, đến chừng coi lại thì không có một hột nào rơi được tới đất. Chuột! Chuột đứng xếp hàng. Con nào cũng vậy, một tay chắp sau đít, một tay đưa ra hứng lúa. Chúng vừa ăn vừa vuốt râu. Có mấy con chuột già không hứng được lúa để ăn, ngồi ngoài rìa đám mạ mặt mày buồn thiu.

Rắn hổ mây tát cá

Hồi xửa hồi xưa, khi mới tới đất này khai phá, rắn trong rừng U Minh con nào con nấy lớn lắm. Mới đầu, người ta kể, tui còn chưa tin. Nhưng rồi có một bữa tui cùng bả vô rừng, tính kiếm cái đìa nào lớn, nước cạn, tát bắt ít cá về ăn.

Tui với bả tát tới ven rừng, nghe như có tiếng ai đang tát nước từ xa vọng lại. Chả là trong rừng có một cái đìa bề ngang chừng năm thước, bề dài chừng hơn bốn mươi thước, tui đã nhắm chừng từ bữa hổm. Tiếc thiệt, bây giờ mới tới ven rừng đã có người tát rồi. - "Ai đó mà lẹ vậy!". Tui nói bả vậy. Nhưng rồi cả hai vẫn lẹ làng đi tới. Đứng ở mé bờ đìa bên này, núp sau một thân cây tràm bự chảng, tui thấy một con rắn hổ mây ở mé đìa bên kia. Cái đuôi nó ngoéo một đầu, cái đầu nó ngoéo một bên, thân hình nó dẹp lại đu đưa. Thì ra nó đang tát nước cạn để bắt cá ăn. Tui bấm tay bả một cái đau điếng, ra hiệu đứng yên để coi con rắn hổ mây nó làm chi. Gần xế bóng mặt trời, cái đìa đã cạn, những con cá rô, cá trê đen thùi quẫy đành đạch trên bùn. Bả thích quá, kêu trời một tiếng. Thấy động, con rắn vội bỏ chạy vô rừng. Tui chỉ việc bảo bả về kêu bà con ấp xóm ra bắt mang về. Hỏng tin, mọi người hỏi bả thử coi!

Tôm U Minh

Cái năm đó trời nắng hạn đến lung, bàu đều khô sạch trọi, không còn một miếng nước thấm tay. Hạn đến chó nằm ở hàng ba nhìn trời lè lưỡi, gà ấp trên ổ hót cổ thở hết ra hơi, trâu thèm nước đổ bọt mồm. Nhà tui chỉ có mấy cái đìa cá giống với một cái búng đập thông ra kinh Ngang là còn nước chút đỉnh.

Một bữa nọ, nhà có khách, túng thức ăn quá tui mới sai con Út nhà tui mò quanh rìa búng đập kiếm ít con cá. Con nhỏ nghe lời lấy khăn choàng tắm trùm đầu, xăn quần lội xuống, bắt nào cá bổi phệt, cá lóc kềnh, cá trê nộng, cá sặc bản, cá rô mề quăng lên bờ. Thấy cá nhiều quá tui biểu thôi, nhưng con nhỏ còn ham, mò rán thêm chút nữa. Nó bảo mò rán ra búng đập, bắt mớ tôm càng cho tui với khách nhậu lai rai. Con nhỏ vừa khom xuống ngay miệng ống gộng mặt đập, tui bỗng thấy từ dưới nước vụt dậy lên một cái rầm. Trời đất ơi! Tôm! Con nhỏ nghiêng mặt né tránh.

Nào là tôm càng, tôm thẻ, tôm đất, tôm lóng phóng lên ghim ngập gai vô chiếc khăn trùm đầu của nó, đuôi chỏng ra ngoài búng lách chách. Cái đầu của con Út có chà, có chôm chẳng khác nó đang đội mớ san hô vậy. Mẹ nó bưng rổ ra gỡ hết chỗ tôm đóng trên chiếc khăn đội đầu cân được hai ký tám.

Chim chuột ở U Minh

Năm đó, tui làm đám mạ ở gần mé rừng. Nói là "làm đám mạ", vậy chớ có làm gì đâu. Ở xứ này mà, tháng hạn châm một mũi lửa là mặt đất bị cháy sạch, chờ tới sa mưa, đội lúa giống ra, coi chổ nào ưng ý là gieo.

Giống lúa tôi đã ngâm lên đủ ba càng một mộng đàng hoàng, từ trong nhà đội ra. Bữa đó trời trong, im gió. Nhưng không biết sao tui nghe dường như có mây che mù mịt trên đầu. Có cả tiếng gió rì rầm đâu xa xa trên đầu. Có cả tiếng gió rì rầm đâu xa xa nữa, ra đến nền đám mạ, tui để thúng lúa giống trên đầu xuống thì... Trời ơi! Chim dòng dọc với chim lá rụng nằm đầy nhóc thúng giạ. Chúng đã ăn sạch sẽ cái thúng lúa giống của tui, không còn một hột để nhổ râu. Nghe động, chúng bay lên cái rần chỉ còn lại cái thúng không.

Tức quá, tui về nhà ngâm thêm một giạ lúa giống nữa. Vài ngày sau, tui cũng đội lúa ra gieo y nền cũ. Lần này biết khôn, tui không để thua mấy con chim này nữa. Một tay tui vịn thúng, một tay cầm nhánh chà quơ quơ phía trên đầu. Vậy mà tới đám mạ, thúng lúa giống cũng bị chim ăn hết phân nữa.

Bây giờ mới bắt đầu gieo hột. Tui cặp thúng lúa vào nách, đi thụt lùi, vãi ào ào. Vãi hết thúng lúa giống, đến chừng coi lại thì không có một hột nào rơi được tới đất. Chuột! Chuột đứng xếp hàng. Con nào cũng vậy, một tay chắp sau đít, một tay đưa ra hứng lúa. Chúng vừa ăn vừa vuốt râu. Có mấy con chuột già không hứng được lúa để ăn, ngồi ngoài rìa đám mạ mặt mày buồn thiu.


Logged


Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.