Nhờ thầy và các bạn giải đáp giùm em vài thắc mắc này ạ.
1. Em đọc trong sách giáo khoa lý 12, người ta bảo bình thường nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất, khi hấp thụ năng lượng, nó chuyển lên mức năng lượng cao hơn là trạng thái kích thích. Thời gian nguyên tử ở trạng thái này rất ít. cuối cùng nó về trạng thái cơ bản. Vậy tức là gần như lúc nào nguyên tử cũng trong trậng thái cơ bản ạ ? Với cả nguyên tử hấp thu năng lượng chuyển lên trạng thái kích thích, rồi nó chuyển về trạng thái cơ bản, vậy năng lượng phát ra đi đâu ạ ?
2. Mức năng lượng là gì ạ ? Thế năng và động năng thì có liên quan gì đến mức năng lượng của phân tử ? Em thấy trong tài liệu người ta ghi: Điện tử trong nguyên tử tồn tại ở các mức nl rời rạc nên phân tử cũng tồn tại ở các mức năng lượng khác nhau, ngoài ra thế năng và động năng làm cho phân tử có thể nhận các mức năng lượng rời rạc khác. Em không hiểu phần này ạ
1. "Trạng thái dừng" bạn nên xác định ở đây đề cập ở trạng thái dừng ý là không bị khích thích và trạng thái ban đầu của vật chất. Hầu như các chất ở trên trái đất đều không có trạng thái này nếu có thì cũng sẽ bị tác dụng của trọng lực hoặc phải ở trạng thái O độ K tuyệt đối. Còn lại xu hướng của các điện tử điều trở về trạng thái năng lương thấp vì các nguyên tử sẽ không đứng độc lập mà sẽ tạo thành các mạng lưới - như hợp chấp Kim loại, hoặc liên kết không theo hình học thì là chất lỏng hoặc ở mật độ thấp là chất khí. Nhưng vẫn xu hướng là ổn định vì khi có năng lượng sẽ có 2 việc xảy ra là hút các điên tử yếu hơn + trái dấu <- xu hướng tự nhiên, 2 là tập hợp các nguyên tử thành 1 mạng để giảm điện tích bề mặt tại sao như vậy bạn cần tìm hiểu vậy lý chất rắn của Đại Học nhé.
Năng lượng do bị kích thích sẽ phát ra dứoi các dạng như Quang phổ, sóng nhiệt, bức xạ nhiệt nên không chỉ là phát quang phổ đâu nếu như nguồn kích thích của bạn mang năng lượng đủ lớn để phát quang phổ thì nguyên tử mới phát Quang còn không chỉ là chuyển động nhiệt -> xãy ra hiện tượng dẫn điện/ truyền nhiệt.
2. Năng lượng của vật chất theo vật lý được qui đinh thông qua 2 định nghĩa về Động năng và thế năng. 1 vật chất nào cũng có ý nghĩa về mặt năng lượng giữa động năng và thế năng không có vật chất nào mang năng lượng là 0 trừ trương hợp ở O độ tuyệt đối thì Wđ = Wt = 0. Vì sao do các hạt nhân luôn có các electron chuyển động quanh nó và dẫn chứng của bạn có được là 1 nghiệm của phương trình sóng Schrodinger. Theo vật lý lượng tử mỗi nguyên tử của chúng ta được định danh thông qua 4 số lượng tử ( n l m s) thông qua đó ta có thể xác định rõ mức năng lượng dựa trên các số lượng tử. Tui nói ngắn gọn cho bạn dễ hiểu hơn là mỗi nguyên tử có các vùng mang những mức năng lượng khác nhau, bởi electron càng gần hạt nhât thì càng bị hút mạnh hơn. một số vùng xác suất xuất hiện của electron cũng khác nhau nên năng lượng của các vùng ko đồng đều giống nhau. Một số electron ở xa hạ nhân nó còn bị chi phối bởi các tác nhân khác nên không bay giống các E gần hạt nên quỹ đạo bay của nó cũng phức tạp hơn, do đó nó dễ hoán đổi với các hạt nhân ở gần hơn, thuộc tính này gây ra tính dẫn điện của một số nguyên tử. Đông năng và thế năng là 2 cách định danh cho năng lượng của vật chất, khi 1 nguyên tử ở trạng thai cân bằng thì coi như W =0 còn nếu thay đổi vị trí của nó thì coi như tác dụng thế năng cho nó, nếu bắt đó di chuyển thì coi như tác dụng động năng , nhưng 2 cái này luôn xảy ra đồng thời,.
Nếu bạn muốn hiểu sâu... nghiên cứu vật lý chất rắn nhé. có thể cách giải thích của tui không đúng bởi tui cũng chỉ hiểu như vậy.