10:12:47 pm Ngày 23 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp tụ điện C, được nối vào hai cực của một máy phát điện xoay chiều 1 pha. Bỏ qua điện trở dây nối và cuộn dây máy phát. Khi Roto quay đều với tốc độ n vòng/phút, thì tụ điện có dung kháng ZC1 và cường độ dòng điện hiệu dụng là  3 A. Khi Roto quay 3n vòng/phút thì có cường độ dòng điện hiệu dụng là 9A và dung kháng Z C2. Nếu Roto quay 2n vòng/phút thì tổng trở mạch là:
Một con lắc đơn có chiều dài dây treo là 80 cm, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g=9,8m/s2. Tốc độ cực đại của vật nhỏ trong quá trình dao động là 21 cm/s. Biên độ góc của dao động gần nhất với giá trị nào sau đây?
Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương có phương trình x1=3cosωt+π3 (cm) và x2=4cosωt-2π3 (cm). Biên độ dao động của vật là
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau 0,5mm  , màn quan sát cách mặt phẳng chứa hai khe một khoảng λ380 nm≤λ≤760 nm.   có thể thay đổi được. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng   M và N là hai điểm trên màn cách vị trí vân sáng trung tâm lần lượt là 1,8mm   và 2,7mm . Ban đầu, khi D=D1=0,6 m   thì tại M là vân sáng và tại N là một vân giao thoa. Tịnh tiến màn từ từ dọc theo phương vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe và lại gần hai khe từ vị trí cách hai khe một đoạn D1   đến vị trí cách hai khe một đoạn D=D2=0,3 m.    Trong quá trình dịch chuyển màn, số vân sáng trên đoạn MN tăng thêm 8 vân. Bước sóng l bằng
Đặt điện áp xoay chiều  u=U0cosωt  vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở, cuộn cảm thuần và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Ban đầu, khi  C=C0  thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở, ở hai đầu cuộn cảm và ở hai đầu tụ điện bằng 40V. Giảm dần giá trị điện dung C từ giá trị  C0 đến khi tổng điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện và điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm bằng 60V. Khi đó, điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?


Trả lời

Một số bài tập sóng cơ cần giải đáp

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một số bài tập sóng cơ cần giải đáp  (Đọc 12641 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
MTP
Học sINH
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 40
-Được cảm ơn: 6

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 59


Email
« vào lúc: 05:14:27 pm Ngày 11 Tháng Chín, 2014 »

Câu 1)Sóng truyền từ O đến M với vận tốc v=40cm/s,phương trình sóng tại O là u=4sinpit/2 cm.Biết lúc t thì li độ của phần tử M là 3cm,Vậy lúc t+6s li độ của M là bao nhiêu.
Câu 2)Hai điểm M,N cùng nằm trên một phương truyền sóng cách nhau lamda/3.Tại thời điểm t1 có uM=+3cm và uN=-3cm.Tính biên độ A.
Câu 3)Hai điểm M,N cùng nằm trên một phương truyền sóng cách nhau lamda/3,sóng có biên độ A,tại thời điểm t1=0 có uM=3cm và uN=-3cm.Biết sóng truyền từ N đến M.Thời điểm t2 liền sau đó có uM=+A là(Em thấy hình như là T/3 ko biết có đúng k nữa).
Câu 4)Hai điểm M,N cùng nằm trên một phương truyền sóng cách nhau lamda/3,sóng có biên độ A,tại thời điểm t1 có uM=3cm và uN=-3cm.Biết sóng truyền từ N đến M.Thời điểm t2 liền sau đó có uM=+A là bao nhiêu ?
Câu 5)Sóng truyền từ O đến M với vận tốc v=40cm/s.Phương trình sóng tại O là u=4sinpit/2.Biết lúc t thì li độ của phần tử M là 2cm,Vậy lúc t+6(s) thì li độ của M là.
câu 6)Lúc t=0 đầu O của dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên biên ddoojhj a với chu kỳ T=1s.Hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động cùng pha cách nhau 6cm.Tính thời điểm dầu tiên để M cách O 12cm dao động cùng trạng thái ban đầu với O.Biên độ không đổi.
caau7)Lúc t=0 đầu O của dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên biên Độ 1,5cm với chu kỳ T=2s.Hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động cùng pha cách nhau 6cm.Tính thời điểm dầu tiên để M cách O 6cm lên đến điểm cao nhât.
câu 8)Một sóng dọc truyền đi theo phương trục 0x với vận tốc 2m/s phương trình dao động tại O là u=sin(20pit-pi/2)mm.Sau thời gian t=0,725s thì một điểm M trên đường Ox,cách O một khoảng 1,3m có trạng thái chuyển động là:
A.Từ vị trí cân bằng đi sang phải
B.Từ vị trí cân bằng đi sang trái.
C.Từ vị trí cân bằng đi lên
D.Từ li độ cực đại đi sang trái.
CÂU 9)Một sóng cơ học được truyền theo phương Ox với vận tốc v=20cm/s.Giả sử khi sóng truyền đi biện độ không thay đổi.Tại O dao động có phương trình x0=[tex]\sqrt{3}[/tex] mm và đang giảm.Lúc đó ở điểm M cách O một đoạn d=40cm sẽ có li độ là bao nhiêu.
M.n giúp em với ạ


Logged



Tuấn PRo :v
leaflife
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +15/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 37
-Được cảm ơn: 164

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 234


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 11:53:05 pm Ngày 11 Tháng Chín, 2014 »

Câu 1)Sóng truyền từ O đến M với vận tốc v=40cm/s,phương trình sóng tại O là u=4sinpit/2 cm.Biết lúc t thì li độ của phần tử M là 3cm,Vậy lúc t+6s li độ của M là bao nhiêu.
thấy ngay T=4s=> 6s=4s+4s/2=> ngược pha
=> lúc sau M co li độ [tex]x_{M(t + 6)}=-3[/tex] cm


Câu 2)Hai điểm M,N cùng nằm trên một phương truyền sóng cách nhau lamda/3.Tại thời điểm t1 có uM=+3cm và uN=-3cm.Tính biên độ A.
câu này có chút cổ điển, nếu bạn chưa gặp có thể xem lại các đề thi trước của diễn đàn
[tex]\Delta \varphi =\frac{2 \pi}{3}[/tex]
vẽ nhanh đường tròn=> [tex]A=2\sqrt{3}[/tex] cm



Câu 3)Hai điểm M,N cùng nằm trên một phương truyền sóng cách nhau lamda/3,sóng có biên độ A,tại thời điểm t1=0 có uM=3cm và uN=-3cm.Biết sóng truyền từ N đến M.Thời điểm t2 liền sau đó có uM=+A là(Em thấy hình như là T/3 ko biết có đúng k nữa).
cũng có đenta phi như câu 2, vẽ đường tròn ( chú ý chiều từ N-->M) => [tex]\Delta t=\frac{T}{12}[/tex]
và đó cũng là đáp số của bài toán

Câu 4)Hai điểm M,N cùng nằm trên một phương truyền sóng cách nhau lamda/3,sóng có biên độ A,tại thời điểm t1 có uM=3cm và uN=-3cm.Biết sóng truyền từ N đến M.Thời điểm t2 liền sau đó có uM=+A là bao nhiêu ?
câu này hệt câu 3, biết denta t rồi thì chắc không có gì phải bàn


Câu 5)Sóng truyền từ O đến M với vận tốc v=40cm/s.Phương trình sóng tại O là u=4sinpit/2.Biết lúc t thì li độ của phần tử M là 2cm,Vậy lúc t+6(s) thì li độ của M là.
không khác câu 1
x=-2 cm


câu 6)Lúc t=0 đầu O của dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên biên ddoojhj a với chu kỳ T=1s.Hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động cùng pha cách nhau 6cm.Tính thời điểm dầu tiên để M cách O 12cm dao động cùng trạng thái ban đầu với O.Biên độ không đổi.
M và O dđ cùng pha( nếu cả 2 cùng dđ)
=>thời điểm đầu tiên đó là lúc M bắt đầu dao động
t=2s


cau7)Lúc t=0 đầu O của dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên biên Độ 1,5cm với chu kỳ T=2s.Hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động cùng pha cách nhau 6cm.Tính thời điểm dầu tiên để M cách O 6cm lên đến điểm cao nhât.
để M dao động=> mất 2s
để M lên cao nhất=> mất T/4=0,5s
=> tổng cộng 2,5s

câu 8)Một sóng dọc truyền đi theo phương trục 0x với vận tốc 2m/s phương trình dao động tại O là u=sin(20pit-pi/2)mm.Sau thời gian t=0,725s thì một điểm M trên đường Ox,cách O một khoảng 1,3m có trạng thái chuyển động là:
A.Từ vị trí cân bằng đi sang phải
B.Từ vị trí cân bằng đi sang trái.
C.Từ vị trí cân bằng đi lên
D.Từ li độ cực đại đi sang trái.

câu này khá hiểm với sóng dọc!!!!!
bạn biểu thị điểm O--> cho muộn pha ra điểm M--> cho sớm pha ra lúc t=0,725 thì thấy B đúng( mình không chác cái này )



bạn nên thận trọng với lời giải này vì mình đã giải nghệ lâu lắm rồi :.)) :.)) :.)) :.)) :.))
còn nữa latex muôn năm, bạn nên chịu khó gõ công thức toán học cho mọi người dễ nhìn


Logged

Hãy là một CHIẾC LÁ
Cho CUỘC ĐỜI thêm xanh
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.