07:54:21 pm Ngày 23 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Hai khung dây tròn có mặt phẳng song song với nhau đặt trong từ trường đều. Khung dây l  có đường kính 20cm  và từ thông qua nó là 30mWB.  Cuộn dây 2  có đường kính 40cm,  từ thông qua nó là
Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước đi dài thì nước trong xô bị sóng sánh mạnh nhất. Tốc độ đi của người đó là v = 2,5 km/h. Chu kì dao động riêng của nước trong xô là
Biên độ dao động tổng hợp có độ lớn cực đại khi hai dao động thành phần
Đặt điện áp xoay chiều u=U2 cos(ωt) V vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp theo thứ tự: biến trở R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi C = C1 thì điện áp hiệu dụng hai đầu biến trở không phụ thuộc vào giá trị của R. Khi C = C2 thì điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch chứa L và R cũng không phụ thuộc vào R. Hệ thức liên hệ giữa C1 và C2 là:
Ở mặt chất lỏng, tại hai điểm S1 và S2 cách nhau 20 cm có hai nguồn dao động cùng pha theo phương thẳng đứng phát ra hai sóng kết hợp. Gọi Δ1 và Δ2 là hai đường thẳng ở mặt chất lỏng cùng vuông góc với đoạn thẳng S1S2 và cách nhau 9 cm. Biết số điểm cực đại giao thoa trên Δ1 và Δ2 tương ứng là 7 và 3. Số điểm cực đại giao thoa trên đoạn thẳng S1S2 là


Trả lời

CÂU HỎI VỀ ĐỊNH TÍNH – NHIỆT HỌC

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: CÂU HỎI VỀ ĐỊNH TÍNH – NHIỆT HỌC  (Đọc 4273 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Con cá nhỏ
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 5
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 2


Email
« vào lúc: 04:38:37 pm Ngày 01 Tháng Tám, 2014 »

 m:-s 1.   Với mục đích làm nhiệt kế khí thể tích không đổi tiêu chuẩn thì liệu có chất khí này tốt hơn chất khí kia hay không? Tính chất nào của chất khí là cần thiết cho mục đích đó?
2.   Hãy trình bày một vài trở ngại khi dùng nhiệt kế nước trong thủy tinh. Có phải nhiệt kế thủy ngân trong thủy tinh là một cải tiến không?
3.   Giải thích tại sao chu kì dao động của đồng hồ quả lắc có thể không đổi theo nhiệt độ bằng cách gắn những ống thủy ngân thẳng đứng ở đầu dưới quả lắc?
4.   Tại sao một ống khói lại phải đứng riêng lẻ, nghĩa là không phải là một phần của khung cấu trúc ngôi nhà?
5.   Giải thích tại sao độ nở biểu kiến khi nung nóng một chất lỏng trong một bầu thủy tinh lại không cho ta biết độ nở thực của chất lỏng?
6.   Cho một vài ví dụ về một quá trình trong đó không có nhiệt truyền cho hệ hay lấy đi từ hệ nhưng nhiệt độ của hệ vẫn có thể thay đổi.
7.   Nhiệt lượng có thể cung cấp cho hệ mà không làm cho nhiệt độ của khối khí tăng lên. Điều này có trái với quan niệm cho rằng rằng nhiệt lượng  là năng lượng trong quá trình truyền vì có sự chênh lệch nhiệt độ?
8.   Một chiếc quạt điện không những không làm lạnh không khí (mà nó làm lưu thông) mà còn nung nóng nó chút ít. Vậy tại sao quạt làm mát bạn?
9.   Một khối gỗ và một khối kim loại ở cùng một nhiệt độ. Khi những khối đó lạnh, ta cảm thấy kim loại lạnh hơn gỗ. Còn khi chúng nóng, ta cảm thấy kim loại nóng hơn gỗ. Giải thích? Tại nhiệt độ nào mà ta cảm thấy những khối đó nóng hay lạnh như nhau?
10.   Bạn đặt tay vào lò nóng để lấy chiếc xoong ra, ngón tay của bạn bị phỏng trên đĩa nóng. Tuy nhiên không khí trong lò có cùng nhiệt độ như đáy xoong lại không gây cháy tay bạn. Giải thích. :-(( mhu-)


Logged


Vatly_Damme
Thành viên mới
*

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 26
-Được cảm ơn: 7

Offline Offline

Bài viết: 14


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 05:06:50 pm Ngày 01 Tháng Tám, 2014 »


3.   Giải thích tại sao chu kì dao động của đồng hồ quả lắc có thể không đổi theo nhiệt độ bằng cách gắn những ống thủy ngân thẳng đứng ở đầu dưới quả lắc?

Giải thích định tính:
- Khi nhiệt độ tăng
[tex]\Rightarrow[/tex] chiều dài con lắc tăng do sự nở vì nhiệt [tex]\Rightarrow[/tex] dẫn đến trọng tâm quả lắc dời xa trục quay hơn vị trí ban đầu.
[tex]\Rightarrow[/tex] Đồng thời cột thủy ngân trong ống cũng tăng theo  [tex]\Rightarrow[/tex] Trọng tâm của cột thủy ngân dời gần trục quay hơn

[tex]\Rightarrow[/tex] Dựa vào 2 nguyên nhân trên [tex]\Rightarrow[/tex] Bằng cách định lượng trong thiết kế [tex]\Rightarrow[/tex] Có thể làm cho trọng tâm của con lắc không thay đổi so với ban đầu [tex]\Rightarrow[/tex] Chu kỳ không thay đổi.

Giải thích tương tự cho trường hợp nhiệt độ giảm.

 ~O)


Logged
Vatly_Damme
Thành viên mới
*

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 26
-Được cảm ơn: 7

Offline Offline

Bài viết: 14


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 05:13:56 pm Ngày 01 Tháng Tám, 2014 »


8.   Một chiếc quạt điện không những không làm lạnh không khí (mà nó làm lưu thông) mà còn nung nóng nó chút ít. Vậy tại sao quạt làm mát bạn?


Vì:

Lớp không khí bao bọc quanh cơ thể con người vừa bị nóng lên do nhận nhiệt từ cơ thể người. Ngay lập tức được thay thế bằng lớp khí khác chưa nhận nhiệt và có nhiệt độ thấp hơn bởi QUẠT

 ~O)


Logged
Vatly_Damme
Thành viên mới
*

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 26
-Được cảm ơn: 7

Offline Offline

Bài viết: 14


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 05:19:09 pm Ngày 01 Tháng Tám, 2014 »


9.   Một khối gỗ và một khối kim loại ở cùng một nhiệt độ. Khi những khối đó lạnh, ta cảm thấy kim loại lạnh hơn gỗ. Còn khi chúng nóng, ta cảm thấy kim loại nóng hơn gỗ. Giải thích? Tại nhiệt độ nào mà ta cảm thấy những khối đó nóng hay lạnh như nhau?


Vì kim loại dẫn nhiệt tốt hơn gổ.

Khi tay cùng chạm vào khối kim loại và gỗ (Lạnh, nhiệt độ như nhau). Do Kim loại dẫn nhiêt tốt hơn sẽ nhanh chóng nhận nhiệt nhiều và liên tục từ tay ta [tex]\Rightarrow[/tex] Gây cảm giác lạnh ngay lập tức. Còn gỗ thì dẫn nhiệt kém [tex]\Rightarrow[/tex] nhận ít nhiệt từ tay [tex]\Rightarrow[/tex] Cảm giác lạnh ít hơn.

Khi gỗ và Kim loại có nhiệt độ = nhiệt độ cơ thể người [tex]\Rightarrow[/tex] Cảm giác là như nhau.

 ~O)


Logged
Vatly_Damme
Thành viên mới
*

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 26
-Được cảm ơn: 7

Offline Offline

Bài viết: 14


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 05:26:54 pm Ngày 01 Tháng Tám, 2014 »


10.   Bạn đặt tay vào lò nóng để lấy chiếc xoong ra, ngón tay của bạn bị phỏng trên đĩa nóng. Tuy nhiên không khí trong lò có cùng nhiệt độ như đáy xoong lại không gây cháy tay bạn. Giải thích. :-(( mhu-)


Giải thích tương tự câu 9.

 ~O)


Logged
Vatly_Damme
Thành viên mới
*

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 26
-Được cảm ơn: 7

Offline Offline

Bài viết: 14


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 05:29:00 pm Ngày 01 Tháng Tám, 2014 »


6.   Cho một vài ví dụ về một quá trình trong đó không có nhiệt truyền cho hệ hay lấy đi từ hệ nhưng nhiệt độ của hệ vẫn có thể thay đổi.


Bình ga mini khi sử dụng => Càng sử dụng nhiều càng lạnh. (Ngược lại khi nạp ga vào)
...v...v...
Tự nghĩ tiếp nhé

 ~O)


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.