10:02:35 pm Ngày 23 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Cho một vật dao động điều hòa với biên độ A = 5 cm. Cho biết khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi quãng đường 25 cm là 7/3 s. Lấy π2=10. Độ lớn gia tốc của vật khi đi qua vị trí có động năng gấp 3 lần thế năng là
Hạt nhân He24 có khối lượng nghỉ 4,0015u. Biết khối lượng nghỉ nơtron 1,008665u của proton là 1,007276u. Năng lượng liên kết riêng của He24 là:
Một ngọn đèn phát ra ánh sáng đơn sắc có công suất P=1,25 W, trong 10 giây phát ra được 3,075.1019   photon. Cho hằng số P – lăng 6,625.10−34 Js và tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Bức xạ này có bước sóng là
Một lò xo có khối lượng không đáng kể với độ cứng 30 N/m nằm ngang, một đầu được giữ cố định, đầu còn lại được gắn với chất điểm m có khối lượng 0,1 kg. Chất điểm m được gắn dính với chất điểm M có khối lượng 0,2 kg. Giữ hai vật ở vị trí lò xo nén 4 cm rồi buông nhẹ tại thời điểm t = 0. Chỗ gắn hai chất điểm bị bong ra nếu lực kéo tại đó đạt đến 0,4 N. Không kể thời điểm t = 0, tại thời điểm chất điểm m dừng lại lần thứ 2, khoảng cách giữa hai chất điểm là
Chiếu một tia sáng đơn sắc từ trong nước tới mặt phân cách với không khí. Biết chiết suất của nước và của không khí đối với ánh sáng đơn sắc này lần lượt là 1,333 và 1. Góc giới hạn phản xạ toàn phần ở mặt phân cách giữa nước và không khí đối với ánh sáng này là:


Trả lời

Bài tập về con lắc đơn, giao thoa ánh sáng cần giúp đỡ

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài tập về con lắc đơn, giao thoa ánh sáng cần giúp đỡ  (Đọc 2837 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
khrizantema
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 27
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 26


Email
« vào lúc: 03:02:30 pm Ngày 11 Tháng Tư, 2014 »

1/Tìm nhận xét đúng về con lắc đơn
A. Khi đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng li độ và vận tốc trái dấu.
B. Chuyển động từ vị trí cân bằng ra biên là chuyển động thẳng chậm dần.
C. Hợp lực tác dung lên vật là lực kéo về.
D. Khi vật qua vị trí cân bằng, hợp lực tác dụng vào vật bằng không.

2/ Trong một thí nghiệm giao thoa Iâng thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc, khoảng vân giao thoa lần lượt là [tex]i_{1}[/tex] =0,21 mm và [tex]i_{2}[/tex] . Xét tại hai điểm A,B trên màn cách nhau một khoảng 3,15 mm là hai vị trí mà cả hai hệ vân đều cho vân tối tại đó. Trên đoạn AB quan sát được 34 vạch sáng, trong đó có 2 vạch sáng là kết quả trùng nhau của hai vạch sáng của hai hệ vân. Khoảng vân [tex]i_{2}[/tex] bằng
A.   0,32mm.
B.   0,14mm.
C.   0,15mm.
D.   0,18mm.
 Nhờ mọi người xem giúp em. Cám ơn mọi người nhiều.



Logged


ChicharitoHernandez
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 6
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 6


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 07:49:42 pm Ngày 11 Tháng Tư, 2014 »

i1 = 0.21 mm
N trùng nhau = 2
N ánh sáng = 34
L = 3.15 mm

Giải

N1 = L/i1 +1 = 3.15/0.21 +1 = 16
N ánh sáng = N1 + N2 - N trùng nhau
=> N2 = 34 - 16 + 2 = 20
N2 = L/i2 + 1 => I2 =


Logged
cuongthich
GV vật lý
Moderator
Thành viên tích cực
*****

Nhận xét: +3/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 27
-Được cảm ơn: 160

Offline Offline

Bài viết: 205


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 08:25:37 am Ngày 12 Tháng Tư, 2014 »

1/Tìm nhận xét đúng về con lắc đơn
A. Khi đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng li độ và vận tốc trái dấu.
B. Chuyển động từ vị trí cân bằng ra biên là chuyển động thẳng chậm dần.
C. Hợp lực tác dung lên vật là lực kéo về.
D. Khi vật qua vị trí cân bằng, hợp lực tác dụng vào vật bằng không.



theo thầy là đáp án D
khi qua vị trí cân bằng lực căng của sợi dây và trọng lực cân bằng nhau


Logged
VNS_Taipro
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 13
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Bài viết: 6


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 09:49:07 am Ngày 12 Tháng Tư, 2014 »

1/Tìm nhận xét đúng về con lắc đơn
A. Khi đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng li độ và vận tốc trái dấu.
B. Chuyển động từ vị trí cân bằng ra biên là chuyển động thẳng chậm dần.
C. Hợp lực tác dung lên vật là lực kéo về.
D. Khi vật qua vị trí cân bằng, hợp lực tác dụng vào vật bằng không.



theo thầy là đáp án D
khi qua vị trí cân bằng lực căng của sợi dây và trọng lực cân bằng nhau
Lúc qua vị trí cân bằng thì có 2 lực là [tex]T=mg(3-2cos\alpha _{0})[/tex] và [tex]P=mg[/tex].
Hợp lực có độ lớn là [tex]2mg(1-cos_{0})[/tex]. Thầy nhầm rồi ạ
Đáp án là B




Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 12:12:04 pm Ngày 12 Tháng Tư, 2014 »

]
1/Tìm nhận xét đúng về con lắc đơn
A. Khi đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng li độ và vận tốc trái dấu.
B. Chuyển động từ vị trí cân bằng ra biên là chuyển động thẳng chậm dần.
C. Hợp lực tác dung lên vật là lực kéo về.
D. Khi vật qua vị trí cân bằng, hợp lực tác dụng vào vật bằng không.
+ Khi đi từ biên về VTCB là chuyển động nhanh ==> a cùng dấy v ==> x ngược dấu v là đúng rồi
+ Từ VTCB ra biên con lắc chuyển động chậm là đúng rồi nhưng đâu có thẳng
+ Hợp lực tác dụng lên vật theo phương chuyển động mới là lực kéo về
+ Khi qua vị trí cân bằng hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn [tex]T-P==mvo^2/L[/tex]
theo tôi câu (A) là hợp lý nhất


Logged
khrizantema
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 27
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 26


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 02:48:15 pm Ngày 12 Tháng Tư, 2014 »

Thầy có thể giải thích cho em vì sao hợp lực không phải là lực kéo về không ạ? Em cám ơn thầy!


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 07:24:38 am Ngày 14 Tháng Tư, 2014 »

Thầy có thể giải thích cho em vì sao hợp lực không phải là lực kéo về không ạ? Em cám ơn thầy!
trong con lắc đơn hợp lực tác dụng : [tex]\vec{P}+\vec{T}=m.\vec{a}[/tex]
Chiếu lên phương hướng tâm : [tex]Fht = T - P.cos(\alhpha) = m.an[/tex] (an gia tốc hướng tâm)
Chiếu lên phương tiếp tuyến : [tex] -Psin(\alpha)=m.a_t=-Fk ==> a_t = -g.sin(a\lpha)[/tex] (at là gia tốc tiếp tuyến)
Lực Fk là lực kéo về có tác dụng duy trì chuyển động quanh vị trí CB


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.