Một số câu Hóa học khó trong đề thi thử đại học nhờ các bạn giúp đỡCâu 1: Cho các nhận định sau:
1. Liên kết cộng hóa trị được tạo thành bằng các cặp e dùng chung
2. Phân tử CO2 là phân tử phân cực do có chứa các liên kết phân cực
3. Trong các phân tử sau Na2CO3, NaCl, HCl, NH4NO3, H2O, SiH4, KClO4, CuSO4. Số phân tử chứa đồng
thời liên kết cho nhận và liên kết ion là 3
4. Trong 20 nguyên tố đầu tiên của bảng tuần hoàn có 2 nguyên tố họ d
5. Số phân tử H2O có thể tạo thành từ 3 loại đồng vị hiđro và 3 loại đồng vị oxi là 18
6. Nguyên tố R có tổng số electron thuộc phân lớp p bằng 10 có hợp chất với hiđro là RH6
7. Các ion Na+, Mg2+, Al3+ giống nhau về số electron, proton nhưng khác nhau về số nơtron
Số nhận định
đúng là
A. 6 B. 3 C. 5 D. 4
ho:)
Câu 2: Thực hiện các thí nghiệm sau:
1. Nhiệt phân AgNO3
2. Cho Zn vào dung dịch [Ag(CN)2]-
3. Nhiệt phân KNO3
4. Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch NH3 (dư)
5. Cho Fe vào dung dịch CuSO4
6. Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư)
7. Nung HgS trong không khí
8. Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư)
Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
Câu3: Cho kim loại M tác dụng với khí N2 thu được chất rắn X. Cho X vào nước dư thu được 5,6 lít hỗn hợ
khí Y (đktc) gồm hai khí và dung dịch chứa 24,0 gam chất tan. Tỷ khối của hỗn hợp Y so với H2 là 4. Vậy kim
loại M là
A. Na B. Ba C. Ca D. K
Câu 4: X và Y lần lượt là các tripeptit và heptapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit no mạch hở, có
một nhóm –COOH và một nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm
gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy
dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 94,50 gam B. 101,85 gam C. 110,25 gam D. 109,05 gam
Câu 5: Cho các nhận xét sau:
(1) Thủy phân saccarozơ và mantozơ với xúc tác axit đều thu được cùng một loại monosaccarit
(2) Từ caprolactam bằng phản ứng trùng ngưng trong điều kiện thích hợp người ta thu được tơ capron
(3) Tính bazơ của các amin giảm dần: đimetylamin > metylamin > anilin > điphenylamin
(4) Muối mononatri của axit 2 – aminopentanđioic dùng làm gia vị thức ăn, còn được gọi là bột ngọt hay mì
chính
(5) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thu được 2 loại đipeptit là đồng phân của nhau
(6) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm
(7) Peptit mà trong phân tử chứa 2, 3, 4 nhóm –NH-CO- lần lượt gọi là đipeptit, tripeptit và tetrapeptit
(
Glucozơ, axit glutamic, axit lactic, sobitol, fructozơ và axit ađipic đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức
Số nhận xét không đúng là
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
8-x