07:27:13 am Ngày 27 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng, khoảng cách giữa hai nút sóng liền kề bằng
Một tàu thủy chạy trên sông theo đường thẳng kéo một sà lan chở hàng với lực không đổi 5.103 N, thực hiện công là 15.106 J. Sà lan đã dời chỗ theo phương của lực một quãng đường
Sóng ngang có tần số f truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài, với tốc độ 3cm/s. Xét hai điểm M và N nằm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một khoảng x. Đồ thị biểu diễn li độ sóng của M và N cùng theo thời gian t như hình vẽ. Khoảng cách giữa hai phần tử chất lỏng tại M và N vào thời điểm t=2,25s là
Phát biểu nào sau đây về acquy là KHÔNG đúng ?
Nguyên tử khối của B là 10,81. B gồm 2 đồng vị 10B và 11B. Phần trăm đồng vị 11B trong H3BO3 (biết MH = 1 và MO = 16) là


Trả lời

Bài dao động khó

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài dao động khó  (Đọc 6300 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
tmtd
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 19
-Được cảm ơn: 8

Offline Offline

Bài viết: 59


Email
« vào lúc: 07:37:54 pm Ngày 07 Tháng Ba, 2014 »

Một con lắc đàn hồi gồm quả cầu nhỏ m=200g, lò xo độ cứng k=400N/m và chiều dài tự nhiên [tex]l_{o}=35cm[/tex]. Con lắc được treo vào điểm cố định I như hình vẽ và quả cầu có thể trượt không ma sát trên thanh cứng x'x nằm ngang xuyên qua quả cầu. Khoảng cách từ I tới trục x'x bằng l=40cm. Quả đang ở vị trí cân bằng thì được kéo sang trái để trục của lò xo tạo với phương thẳng đứng góc
[tex]\alpha =7^{o}7'[/tex] rồi buông nhẹ. Cho [tex]\pi ^{2}=10[/tex].
a. Tìm chu kì dao động. Viết pt dao động của quả cầu nếu lấy gốc thời gian là lúc quả cầu đi qua vị trí có li độ x=2,5cm.
2. Tính quãng đường mà quả cầu đi được kể từ lúc t=0 đén lúc t=5,25s
3. Tính cường đọ nhỏ nhất và lớn nhất của lực tác dụng lên điểm treo I khi quả cầu dao động.



Logged


ph.dnguyennam
Giáo viên
Moderator
Thành viên danh dự
*****

Nhận xét: +22/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 311

Offline Offline

Bài viết: 373



Email
« Trả lời #1 vào lúc: 12:57:21 am Ngày 15 Tháng Ba, 2014 »

Một con lắc đàn hồi gồm quả cầu nhỏ m=200g, lò xo độ cứng k=400N/m và chiều dài tự nhiên [tex]l_{o}=35cm[/tex]. Con lắc được treo vào điểm cố định I như hình vẽ và quả cầu có thể trượt không ma sát trên thanh cứng x'x nằm ngang xuyên qua quả cầu. Khoảng cách từ I tới trục x'x bằng l=40cm. Quả đang ở vị trí cân bằng thì được kéo sang trái để trục của lò xo tạo với phương thẳng đứng góc
[tex]\alpha =7^{o}7'[/tex] rồi buông nhẹ. Cho [tex]\pi ^{2}=10[/tex].
a. Tìm chu kì dao động. Viết pt dao động của quả cầu nếu lấy gốc thời gian là lúc quả cầu đi qua vị trí có li độ x=2,5cm.
2. Tính quãng đường mà quả cầu đi được kể từ lúc t=0 đén lúc t=5,25s
3. Tính cường đọ nhỏ nhất và lớn nhất của lực tác dụng lên điểm treo I khi quả cầu dao động.



Câu a/
Vì: [tex]l>l_0 \rightarrow[/tex] Lò xo luôn dãn.
Xét vật tại vị trí vật có li độ x (Hình vẽ)
Vì [tex]\alpha =7^07^'[/tex] Rất nhỏ, do đó ta xem như lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ với độ dài
[tex]F_{dh}=k'l'[/tex]   mặt khác tại VTCB [tex]l'=l[/tex]   ta lại có: [tex]F_{dh}=k\Delta l_0[/tex]
[tex]\Rightarrow[/tex] [tex]k'l= k\Delta l_0\Leftrightarrow k'=\frac{k\Delta l_0}{l}[/tex].  [tex]\Leftrightarrow F_{dh}=\frac{k\Delta l_0}{l}l'[/tex]

Định luật II newton PTCĐ của vật m:
[tex]\vec{F_{dh}}+\vec{P}=m\vec{a}[/tex] (1)
Chiếu lên trục Ox nằm ngang:  
[tex]\Rightarrow -F_{dh}sin(\alpha)=ma \Leftrightarrow -\frac{k\Delta l_0}{l}l'sin(\alpha )= ma[/tex] Với: [tex]x=l'sin(\alpha)[/tex]  
[tex]\Leftrightarrow x''+\frac{k\Delta l_0}{ml}x=0[/tex] (2) Đặt:  [tex]\omega =\sqrt{\frac{k\Delta l_0}{ml}}[/tex]
(2)  [tex]\Leftrightarrow x''+\omega^2x=0[/tex]   (3)

Nghiệm của PT (3) có dạng [tex]x=Acos(\omega t+\varphi )[/tex] [tex]\rightarrow[/tex]   Vật dao động điều hòa với: [tex]\omega = \sqrt{\frac{k\Delta l_0}{ml}}=5\pi(rad/s)[/tex]
Chu kỳ: [tex]T=\frac{2\pi}{\omega}=\frac{2}{5}(s)[/tex]
Biên độ: [tex]A=ltan(\alpha_0)=0,4tan(7^07')=5(cm)[/tex] VTBan đầu: [tex]x=2,5(cm)[/tex]  Frexnel [tex]\rightarrow \varphi =+-\frac{\pi}{3}[/tex] (Đề không nói rõ chiều nào)

[tex]\Rightarrow[/tex]  PTDĐ của vật:   [tex]x=5cos(5\pi t+-\frac{\pi}{3}) (cm)[/tex]
Câu b/ Giả sử :  [tex]x=5cos(5\pi t+\frac{\pi}{3}) (cm)[/tex]
 [tex]t=5,25 (s) = 13T+\frac{T}{8}[/tex]
[tex]\rightarrow[/tex] Quãng đường vật đi được  [tex]S=13.4A+A[sin(\frac{\pi}{6})+sin(\frac{\pi}{12})]=263,79(cm)[/tex]
Câu c/:
Phần còn lại tính cường độ lực tự làm nhé.    ~O) ~O) ~O)

« Sửa lần cuối: 01:05:07 am Ngày 15 Tháng Ba, 2014 gửi bởi ph.dnguyennam »

Logged
perfectde268
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 1


WWW Email
« Trả lời #2 vào lúc: 09:48:12 am Ngày 07 Tháng Năm, 2014 »

Lâu rồi không nhìn mấy cái này, giờ không hiểu chút gì luôn...  [-O<


Logged

tuanphysics
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 3

Offline Offline

Bài viết: 5


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 01:34:44 am Ngày 09 Tháng Tám, 2014 »

Bài này sẽ "vui" hơn nếu l = 30 cm thay vì l = 40 cm.


Logged
nhocduong150391
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 8

Offline Offline

Bài viết: 27


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 12:03:25 pm Ngày 27 Tháng Mười Hai, 2015 »

bạn tham khảo bạn nhé


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.