Bài1: Một cốc nhôm có khối lượng không đáng kể chứa 200g nước đặt trong. phòng có nhiệt độ t=20 C. Thả vào cốc một cục nước đá có khối lượng 50g ở. nhiệt độ t1=-10 C. Vài phút sau, khi đá tan hết thì nước trong cốc có nhiệt độ là t3 và đồng thời ngoài cốc có 4g nước bám vào. Hãy giải thích nước ở đâu ra và nhiệt độ t3 của nước trong cốc khi đó. Biết Cnđ=2100T/kh.K, Cn=4200T/kg.K, lanđa=330KJ/kg. Khi 1 Kg hơi nước có nhiệt độ trong phòng biến thành nước có nhiệt độ t3 tỏa ra nhiệt lượng 2812,5 KJ.
Bài 2: Có 3 bình dung tích đều là 5 lít đều chứa đầy nước ở nhiệt độ lần lượt là 20 độ C, 80 độ C, 100 độ C và một bình có dung tích là 15 lít. Với những dụng cụ trên làm thế nào để tạo ra một lượng nước có nhiệt độ 65 độ C. Bỏ qua mọi sự mất mát nhiệt ra bình chứa và môi trường
Bạn tham khảo xem!
m3 = 4g: không khí xung quanh cốc gặp lạnh ngưng tụ tạo thành nước bám trên thành cốc.
Q(tỏa) = Q(thu) <=> m(nước).c(nước).(t-t3) + L.m3 = m(n.đá).c(n.đá). (t3 –t)
L: nhiệt bay hơi (ngưng tụ) của nước. Nước ngưng tụ thì tỏa nhiệt.
Thay số vô tính đc t3.
Bài 2:
Nhận thấy: 20<65; 80>65; 100>65 nên bình 20 thu nhiệt, bình 80 và 100 tỏa nhiệt.
Ta có: Q(tỏa) = Q(thu) m(80).c.(80-65) + m(100).c.(100-65) = m(20).c.(65-20)
<=> m(80).15 + m(100).35 = m(20).35
Với m(80), m(100), m(20) là lượng nước (ứng với từng nhiệt độ) sẽ lấy cho phù hợp.
Giả sử lấy hết lượng nước có sẵn, ta có:
5.15 + 5.35 = 5.35: không hợp lý, nên ta cần giảm m(100):
5.15 + m(100).35 = 5.35 => m(100) = 20/7kg
Kết luận: đổ 5l nước ở 80 độ C cùng 20/7l nước ở 100 độ C cùng 5l nước ở 20 độ C vào bình chứa 15l là xong.