11:41:56 am Ngày 25 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Khi electron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđro được xác định bởi công thức En=-13,6n2eV  (với  n=1,2,3,...). Khi electron trong nguyên tử hiđro chuyển từ quỹ đạo dừng n=4   về quỹ đạo dừng n=2   thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng  λ1  . Khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng n=5 về quỹ đạo dừng n=3 thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng  λ2 . Mối liên hệ giữa hai bước sóng λ1    và λ2   là
Một mạch tiêu thụ điện là cuộn dây có điện trở thuần r=8Ω, tiêu thụ công suất P=32W với hệ số công suất cosφ=0,8. Điện năng được đưa từ máy phát điện xoay chiều 1 pha nhờ dây dẫn có điện trở R=8Ω. Điện áp hiệu dụng 2 đầu đường dây nơi phát là:
Một tụ điện có điện dung C = 5nF gồm hai bản A và B được nối với nguồn điện không đổi có suất điện động E = 8V, bản A nối với cực dương, bản B nối với cực âm. Sau đó, ngắt tụ ra khỏi nguồn và nối tức thời hai bản tụ với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L=50μH. Tính từ lúc nối điện khi điện tích của bản B bằng 20nC và bản tụ này đang ở trạng thái phóng điện thì mất thời gian ngắn nhất là:
Trong thí nghiệm về giao thoa sóng mặt nước, hai nguồn kết hợp S1; S2 dao động với tần số 13 Hz và cùng pha. Tại điểm M cách A một đoạn 21 cm, cách B một đoạn 19 cm sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của S1S2 không có cực đại nào khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là
Phát biểu nào sau đây sai, khi nói về tia hồng ngoại?


Trả lời

Bài tập động năng - thế năng KHÓ CẦN GIẢI ĐÁP

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài tập động năng - thế năng KHÓ CẦN GIẢI ĐÁP  (Đọc 6811 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
hstb
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 116
-Được cảm ơn: 3

Offline Offline

Bài viết: 128


Email
« vào lúc: 11:16:22 pm Ngày 06 Tháng Ba, 2014 »

Bài 1: Một vật có khối lượng 2 kg trượt qua A với vận tốc 2 m/s xuống dốc nghiêng AB dài 2 m, cao 1 m. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là [tex]\mu =\frac{1}{\sqrt{3}}[/tex], lấy g = 10 m/s².
a) Xác định công của trọng lực, công của lực ma sát thực hiện khi vật chuyển dời từ đỉnh dốc đến chân dốc.
b) Xác định vận tốc của vật tại chân dốc B.
c) Tại chân dốc B vật tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang BC dài 2 m thì dừng lại. Xác định hệ số ma sát trên đoạn đường BC này.

Bài 2: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động thẳng đều qua A với vận tốc [tex]v_{A}[/tex] thì tắt máy xuống dốc AB dài 30m, dốc nghiêng so với mặt phẳng ngang là [tex]30^0[/tex], khi ô tô đến chân dốc thì vận tốc đạt 20 m/s. Bỏ qua ma sát và lấy g = 10 m/s².
a). Tìm vận tốc [tex]v_{A}[/tex] của ô tô tại đỉnh dốc A.
b) Đến B thì ô tô tiếp tục chuyển động trên đoạn đường nằm ngang BC dài 100 m, hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là [tex]\mu =0,01[/tex]. Biết rằng khi qua C, vận tốc ô tô là 25 m/s. Tìm lực tác dụng của xe.

(Phiền mọi người có thế giải chi tiết nếu có thể, em xin cảm ơn!)
« Sửa lần cuối: 11:21:27 pm Ngày 06 Tháng Ba, 2014 gửi bởi kunxanh »

Logged


Mai Minh Tiến
SV Multimedia PTIT
Lão làng
*****

Nhận xét: +63/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 156
-Được cảm ơn: 724

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1277


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 11:37:22 pm Ngày 06 Tháng Ba, 2014 »


Bài 2: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động thẳng đều qua A với vận tốc [tex]v_{A}[/tex] thì tắt máy xuống dốc AB dài 30m, dốc nghiêng so với mặt phẳng ngang là [tex]30^0[/tex], khi ô tô đến chân dốc thì vận tốc đạt 20 m/s. Bỏ qua ma sát và lấy g = 10 m/s².
a). Tìm vận tốc [tex]v_{A}[/tex] của ô tô tại đỉnh dốc A.
b) Đến B thì ô tô tiếp tục chuyển động trên đoạn đường nằm ngang BC dài 100 m, hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là [tex]\mu =0,01[/tex]. Biết rằng khi qua C, vận tốc ô tô là 25 m/s. Tìm lực tác dụng của xe.

(Phiền mọi người có thế giải chi tiết nếu có thể, em xin cảm ơn!)
a,  Vb^2 - Va^2 = 2 a s
s = AB = 30 m
a = g. sin 30 = 5
Vb = 20
thay lại tính được Va
b, Vc^2 - Vb^2 = 2.a.s
=>a =
chọn chiều dương là chiều chuyển động
F - Fms = ma
F = ma + Fms



Logged
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 10:55:11 pm Ngày 07 Tháng Ba, 2014 »


Bài 1: Một vật có khối lượng 2 kg trượt qua A với vận tốc 2 m/s xuống dốc nghiêng AB dài 2 m, cao 1 m. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là [tex]\mu =\frac{1}{\sqrt{3}}[/tex], lấy g = 10 m/s².
a) Xác định công của trọng lực, công của lực ma sát thực hiện khi vật chuyển dời từ đỉnh dốc đến chân dốc.
b) Xác định vận tốc của vật tại chân dốc B.
c) Tại chân dốc B vật tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang BC dài 2 m thì dừng lại. Xác định hệ số ma sát trên đoạn đường BC này.


Hướng dẫn em làm:

AB = 2m, h = 1m, gọi [tex]\alpha[/tex] là góc mà mặt phẳng nghiêng hợp với phương ngang, ta có [tex]sin \alpha = \frac{h}{AB}= \frac{1}{2}[/tex] [tex]\Rightarrow \alpha = 30^{0}[/tex]
a) Công của trọng lực [tex]A_{P} = mgh[/tex]
Độ lớn lực ma sát: [tex]F_{ms} = \mu mgcos \alpha[/tex]
Công lực ma sát: [tex]A_{ms} = F_{ms}.AB.cos180^{0}[/tex]
b) Theo định lý động năng: [tex]W_{d_{B}}-W_{d_{A}}= A_{P} + A_{ms}[/tex]
Em tìm được tốc độ tại B.
c) Trên mặt ngang BC vật chỉ chịu tác dụng của lực ma sát (xét trên phương chuyển động)
Theo định lý động năng: [tex]W_{d_{C}}-W_{d_{B}}= A'_{ms}[/tex]
Trong đó, công lực ma sát trên đoạn này là: [tex]A'_{ms}= \mu '.mg. BC. cos180^{0}[/tex]
Em sẽ tính được hệ số ma sát trên BC.


Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.