ngoan1996
Thành viên mới
Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0
Offline
Bài viết: 2
|
|
« vào lúc: 05:16:06 pm Ngày 05 Tháng Mười Hai, 2013 » |
|
Cần thầy cô và các bạn giải giúp vài câu thi thử đại học phần Điện+Sóng
1) Một đoạn mạch AB gồm: đoạn AM có điện trở thuần R, đoạn mạch MN có cuộn dây có điện trở thuần r và độ tự cảm L, đoạn NB có tụ điện dung C mắc nối tiếp. Đặt giữa hai đầu A,B một điện áp xoay chiều u = Uocosωt (V). Người ta đo được UMN = 0V, UNB = 80V. Biết rằng uMN vuông pha với uMB, và uAB chạm pha π/6 so với uAM. Giá trị của Uo là: 100√2 V B.200√2 V C.98V D. 120√2 V 2)Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sang, nguồn sang dung trong thí nghiệm gồm ba bức xạ có bước sóng λ_1=400nm,λ_2=500nm và λ_3=600nm. Giữa 2 vân sáng cùng màu với vân trung tâm gần nhau nhất, số vị trí chỉ có một vân sáng liên tiếp là: 20. B. 27. C. 34. D.37. 3)Trong thí nghiệm I-âng, khoảng cách giữa hai khe F1, F2 là 1,2 mm, các vân được quan sát qua một kính lúp có tiêu cự f = 4 cm, đặt cách mặt phẳng hai khe khoảng L = 40 cm. Trong kính lúp ta đếm được 11 vân sáng, khoảng cách giữa hai vân sáng ngoài cùng đo được là 1,5 mm. Bước sóng của bức xạ trong thí nghiệm là: 0,40 μm. B. 0,50 μm. C. 0,45 μm. D. 0,48 μm. 4)Hai chấm sáng dao động điều hòa trênn cùng một trục tọa độ Ox, có phương trình li độ lần lượt là: x_1=10 cos(2πft+π/6),x_2=5 cos(2πft-π/6)cm. Khoảng cách giữa hai chấm sáng đó tănng từ 2,5√3 cm đến 7,5 cm trong thời gian ngắn nhất là 1/12 (s). Thời điểm to = 0, hai chấm sáng cách nhau một khoảng x0, thời điểm kế tiếp hai chấm sáng lại cách nhau một khoảng xo là: 0,5 s B. 1 s C.1/6 s D.. 0,25s 5)Người ta dùng hạt proton bắn vào hạt nhân bia đang đứng yên, gây ra phản ứng tạo thành hai hạt nhân giống nhau, bay ra cùng động năng và theo các hướng hợp với nhau một góc 150o. Biết rằng đây là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng. Lấy khối lượng hạt nhân bằng số khối A ( Tính theo u). Số khối của hạt nhân bia là: A. Không lớn hơn 15 B. Không lớn hơn 13. C. Không nhỏ hơn 15 D. Không nhỏ hơn 13 6): Đặt một điện áp xoay chiều có U không đổi nhưng w thay đổi được vào một mạch điện gồm điện trở, cuộn cảm thuần, tụ điện mắc nối tiếp. Ban đầu ω=ω_o thì cảm kháng bằng 100Ω. Người ta thay đổi w và khảo sát sự thay đổi của công suất nhiệt trong mạch. Phát biểu nào sau đây là đúng ? Tăng dần ω thì công suất nhiệt giảm Tăng dần ω thì công suất nhiệt tăng đến gía trị cực đại rồi giảm Công suất nhiệt không đổi Tăng dần ω thì công suất nhiệt giảm rồi tăng
7)Một con lắc lò xo có độ cứng k =20N/m, khối lượng vật nặng m=200g, dao động trên mặt bàn nằm ngang do được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn 9cm. Hệ số ma sát trượt giữa vật nặng và mặt bàn bằng μ=0,3. Thời gian ngắn nhất vật m chuyển động từ lúc thả vật đến lúc lò xo không biến dạng là A.π/(25√3)(s) B.π/20(s) C.π/30(s) D.π/15(s) 8)Hai tụ điện có điện dung C1=3Co, C_2=6Co mắc nối tiếp, nối hai đầu bộ tụ với một pin có suất điện động E=3V, sau đó ngắt ra khỏi pin và mắc nối tiếp có cuộn cảm thuần L=10μH tạo thành mạch dao động, Tại thời điểm dòng điện tức thời qua hai cuộn dây bằng Io/√2( I_(0 )là giá trị dòng điện cực đại), ta dùng dây dẫn nối tắt hai cực của bản tụ C_1. Điện áp cực đại giữa hai bản tụ C_2 sau đó bằng 1.5V B. √6/2V C. √3/2V D. 2√2V
|