05:55:31 pm Ngày 24 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Mỗi photon của chùm sáng có tần số $$2,5.10^14Hz$$ mang một năng lượng:
Khi bạn Tũn đi gửi tiền ở ngân hàng, người ta dùng tia tử ngoại để phát hiện tiền giả, tính năng này hoạt động dựa trên hiện tượng
Hai điểm sáng dao động trên cùng một đường thẳng, xung quanh vị trí cân bằng chung O, với phương trình dao động lần lượt là x1=8cosωt-π6cm;x2=43cosωt-π3cm . Khoảng cách giữa hai điểm sáng khi chúng có cùng giá trị vận tốc là
Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng đơn sắc cho vân giao thoa trên màn E với khoảng vân đo được là 1,2 mm. Biết khe S cách mặt phẳng hai khe S1S2 một khoảng d và mặt phẳng hai khe  S1S2 cách màn E một khoảng D = 2d. Nếu cho nguồn S dao động điều hòa theo quy luật u = 2,4cos2πt (mm) (t đo bằng giây) theo phương song song với trục Ox thì khi đặt mắt tại O sẽ thấy có bao nhiêu vân sáng dịch chuyển qua trong 1 giây?
Hiện tượng quang điện là?


Trả lời

Đề thi tuyển sinh Đại học môn Toán khối A và A1 - 2013.

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đề thi tuyển sinh Đại học môn Toán khối A và A1 - 2013.  (Đọc 5811 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Alexman113
Lão làng
*****

Nhận xét: +26/-9
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 229
-Được cảm ơn: 270

Offline Offline

Bài viết: 551


KK09XI


Email
« vào lúc: 05:10:17 pm Ngày 04 Tháng Bảy, 2013 »

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                        ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013
       _____________                                           Môn: TOÁN; Khối A và Khối A1
                                                         Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
       ĐỀ CHÍNH THỨC


I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Cho hàm số [tex]y= -x^3+3x^2+3mx-1,\,\,\, (1)[/tex] với [tex]m[/tex] là tham số thực.
   a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số [tex](1)[/tex] khi [tex]m = 0.[/tex]
   b) Tìm [tex]m[/tex] để hàm số [tex](1)[/tex] nghịch biến trên khoảng [tex](0;\,+\infty)[/tex]
Câu 2 (1,0 điểm). Giải phương trình [tex]1+ \tan x = 2\sqrt 2 \sin \left ( x + \frac{\pi}{4} \right )[/tex].

Câu 3 (1,0 điểm). Giải hệ phương trình: [tex]\begin{cases}\sqrt{x+1}+\sqrt[4]{x-1}-\sqrt{y^4+2}=y\\x^2+2x\left(y-1\right)+y^2-6y+1=0\\ \end{cases}\,\,\,\,\,\,\,\left( {\,\forall x,y \in \mathbb{R}} \right)[/tex]

Câu 4 (1,0 điểm). Tính tích phân [tex]\displaystyle \int_{1}^{2}\frac{x^2-1}{x^2}\ln xdx[/tex]

Câu 5 (1,0 điểm). Cho hình chóp [tex]S.ABC[/tex] có đáy là tam giác vuông tại [tex]A[/tex], [tex]\widehat{ABC} = 30^o[/tex], [tex]SBC[/tex] là tam giác đều cạnh [tex]a[/tex] và mặt bên [tex]SBC[/tex] vuông góc với đáy. Tính theo [tex]a[/tex] thể tích khối chóp [tex]S.ABC[/tex] và khoảng cách từ [tex]C[/tex] đến mặt phẳng [tex](SAB)[/tex].

Câu 6 (1,0 điểm). Cho các số thực [tex]a;\,b;\,c[/tex] thỏa mãn điều kiện [tex](a+c)(b+c)=4c^2.[/tex] Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:
[tex]P=\dfrac{32a^3}{\left(b+3c\right)^3}+\dfrac{32b^3}{\left(a+3c\right)^3}-\dfrac{\sqrt{a^2+b^2}}{c}[/tex]

II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B).
A. Theo chương trình chuẩn
Câu 7.a (1,0 điểm). Trong mặt phẳng với hệ tọa độ [tex]Oxy,[/tex] cho hình chữ nhật [tex]ABCD[/tex] có điểm [tex]C[/tex] thuộc đường thẳng [tex]d:2x+y+5=0[/tex] và [tex]A(-4;\,8).[/tex] Gọi [tex]M[/tex] là điểm đối xứng của [tex]B[/tex] qua [tex]C,\,N[/tex] là hình chiếu vuông góc của [tex]B[/tex] trên đường thẳng [tex]MD.[/tex] Tìm tọa độ các điểm [tex]B[/tex] và [tex]C,[/tex] biết rằng [tex]N(5;\,-4).[/tex]

Câu 8.a (1,0 điểm) Trong không gian với hệ tọa độ [tex]Oxyz[/tex], cho đường thẳng [tex]\Delta:\frac{x-6}{-3}=\frac{y+1}{-2}=\frac{z+5}{1}[/tex] và điểm [tex]A(1;\,7;\,3)[/tex]. Viết phương trình mặt phẳng [tex](P)[/tex] đi qua [tex]A[/tex] và vuông góc với [tex]\Delta[/tex]. Tìm tọa độ điểm [tex]M[/tex] thuộc [tex]\Delta[/tex] sao cho [tex]AM = 2\sqrt{30}[/tex].

Câu 9.a (1,0 điểm). Gọi [tex]S[/tex] là tập hợp tất cả các số tự nhiên gồm ba chữ số phân biệt được chọn từ các chữ số [tex]1;\,2;\,3;\,4;\,5;\,6;\,7[/tex]. Xác định số phần tử của [tex]S[/tex]. Chọn ngẫu nhiên một số từ [tex]S[/tex], tính xác suất để số được chọn là số chẵn.

B. Theo chương trình nâng cao
Câu 7.b (1,0 điểm). Trong mặt phẳng với hệ tọa độ [tex]Oxy,[/tex] cho đường thẳng [tex]\Delta :x-y=0.[/tex] Đường tròn [tex](C)[/tex] có bán kính [tex]R=\sqrt{10}[/tex] cắt [tex]\Delta[/tex] tại hai điểm [tex]A[/tex] và [tex]B[/tex] sao cho [tex]AB=4\sqrt{2}.[/tex] Tiếp tuyến của [tex](C)[/tex] tại [tex]A[/tex] và [tex]B[/tex] cắt nhau tại một điểm thuộc tia [tex]Oy.[/tex] Viết phương trình đường tròn [tex](C).[/tex]

Câu 8.b (1,0 điểm) Trong không gian với hệ tọa độ [tex]Oxyz[/tex], cho mặt phẳng [tex](P): 2x+3y+z-11=0[/tex] và mặt cầu [tex](S):x^2+y^2+z^2-2x+4y-2z-8=0[/tex]. Chứng minh [tex](P)[/tex] tiếp xúc [tex](S)[/tex]. Tìm tọa độ tiếp điểm của [tex](P)[/tex] và [tex](S)[/tex].

Câu 9.b (1,0 điểm). Cho số phức [tex]z=1+\sqrt3 i[/tex] . Viết dạng lượng giác của số phức [tex]z[/tex]. Tìm phần thực và phần ảo của số phức [tex]w = (1+i)z^5.[/tex]
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
_____________________________________________________________________________________________________________________
GỢI Ý ĐÁP ÁN.

>>> Xem tại đây
« Sửa lần cuối: 05:21:02 pm Ngày 04 Tháng Bảy, 2013 gửi bởi Alexman113 »

Logged



KK09XI ~ Nothing fails like succcess ~
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.