07:13:45 pm Ngày 26 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Khung dây kim loại phẳng có diện tích S, có N vòng dây, quay đều với tốc độ góc ω quanh trục vuông góc với đường sức của một từ trường đều B→ . Chọn gốc thời gian t = 0 s là lúc pháp tuyến n→ của khung dây có chiều trùng với chiều của vectơ cảm ứng từ E→ . Biểu thức xác định từ thông φ qua khung dây là
Để tăng độ cao của âm thanh do mộtdây đàn phát ra người ta cần làm
Công thức định luật Cu – lông là:
Cho mạch điện gồm điện trở, tụ điện và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L mắc nối tiếp trong đó L có thể thay đổi được. Hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu mạch là U = 100V. Khi L=L1 thì hiệu điện thế hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại ULmax và hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch nhanh pha hơn dòng điện là α (0 < α < π2). Khi L=L2 thì hiệu điện thế hai đầu cuộn cảm bằng  và hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch nhanh pha hơn dòng điện là 0,25α. ULmax có giá trị gần với giá trị nào nhất sau đây?
Hai con lắc lò xo cấu tạo giống nhau, có cùng chiều dài tự nhiên bằng 80 cm và đầu cố định gắn chung tại điểm Q. Con lắc (I) nằm ngang trên mặt bàn nhẫn. Con lắc (II) treo thẳng đứng cạnh mép bàn như hình vẽ. Kích thích cho hai con lắc dao động điều hòa tự do. Chọn mốc thế năng đàn hồi của mỗi con lắc tại các vị trí tương ứng của vật lúc lò xo có chiều dài tự nhiên. Thế năng đàn hồi các con lắc phụ thuộc thời gian theo quy luật được mô tả bởi đồ thị hình vẽ. Biết tại thời điểm t = 0, cả hai lò xo đều dãn và t2-t1=π12s. Lấy g=10m/s2. Tại thời điểm t=π10s, khoảng cách hai vật dao động gần nhất với giá trị nào sau đây?


Trả lời

Bài toán con lắc

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài toán con lắc  (Đọc 6380 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
hoanhl101
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 15


Email
« vào lúc: 09:20:08 pm Ngày 07 Tháng Tám, 2013 »

Mong các thầy cô và mọi người giúp em với
bài 1
Cho hệ như hình vẽ . vật m=100kg, lò xo có k=100N/m. kéo vật xuống phía dưới theo phương thẳng đứng 3cm. rồi truyền cho vật vận tốc 30 cm/s hướng lên
1)   Chứng minh vật dao động điều hòa. Viết phương trình dao động của vật ( gốc tọa độ là VTCB , chiều thẳng đứng hướng xuống, gốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động) bỏ qua khối lượng ròng rọc dây , lò xo và ma sát .g=10m/s2
2)   Tìm lực căng của dây và lực đàn hồi của lò xo khi vật xuống thấp nhất
3)   Tìm cơ năng của hệ và ky độ của vật khi động năng bằng 3 lần thế năng(gốc thế năng tại VTCB
« Sửa lần cuối: 12:51:48 pm Ngày 09 Tháng Tám, 2013 gửi bởi JoseMourinho »

Logged


Nguyễn Bá Linh
giáo viên
Moderator
Thành viên tích cực
*****

Nhận xét: +4/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 18
-Được cảm ơn: 111

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 139



Email
« Trả lời #1 vào lúc: 11:13:34 pm Ngày 07 Tháng Tám, 2013 »

[tex]W=\frac{1}{2}kA^{2}[/tex]
Cho hệ như hình vẽ . vật m=100kg, lò xo có k=100N/m. kéo vật xuống phía dưới theo phương thẳng đứng 3cm. rồi truyền cho vật vận tốc 30 cm/s hướng lên
1)   Chứng minh vật dao động điều hòa. Viết phương trình dao động của vật ( gốc tọa độ là VTCB , chiều thẳng đứng hướng xuống, gốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động) bỏ qua khối lượng ròng rọc dây , lò xo và ma sát .g=10m/s2
2)   Tìm lực căng của dây và lực đàn hồi của lò xo khi vật xuống thấp nhất
3)   Tìm cơ năng của hệ và li độ của vật khi động năng bằng 3 lần thế năng(gốc thế năng tại VTCB

1. Chứng minh vật dao động điều hòa.
- Hệ có ròng rọc động. Khi vật đi xuống đoạn x, ròng rọc đi xuống đoạn x/2 hay lò xo dãn x/2.
- Khi vật ở vị trí cân bằng có : [tex]P=T ; F_{dh}=2T \rightarrow k.\Delta l_{0}=2mg \left(1 \right)[/tex]
- Khi vật có li độ x bất kì : [tex]P-T'=ma; F_{dh}'=2T' \rightarrow mg-\frac{k.\left(\Delta l_{0}+\frac{x}{2})}{2} \right)=ma\leftrightarrow mg-\frac{k\Delta l_{0}}{2}-k.\frac{x}{4}=ma \leftrightarrow a=-\frac{k}{4m}x=-\omega ^{2}.x[/tex]
Vậy, vật dao động điều hòa với [tex]\omega =\sqrt{\frac{k}{4m}}[/tex]

2. Khi vật xuống thấp nhất : [tex]P-T=ma\leftrightarrow T=m(g-a)=m(g+\omega ^{2}A)[/tex]
[tex]A=\sqrt{x^{2}+\frac{v^{2}}{\omega ^{2}}}[/tex]
- Lực đàn hồi : [tex]F=k(\Delta l_{0}+\frac{A}{2})[/tex]

3. Cơ năng và li độ
- Cơ năng: [tex]W=\frac{1}{2}kA^{2}[/tex]
- Li độ : [tex]x=\frac{A}{\sqrt{3+1}}=\frac{A}{2}[/tex]
- Còn lại em tự thay số nhé.

« Sửa lần cuối: 11:26:32 pm Ngày 07 Tháng Tám, 2013 gửi bởi Nguyễn Bá Linh »

Logged
nhocduong150391
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 8

Offline Offline

Bài viết: 27


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 11:10:36 pm Ngày 25 Tháng Mười Hai, 2015 »

bạn có thể tham khảo bạn nhé


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.