09:49:56 am Ngày 25 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Khi nước yên lặng, một người bơi với tốc độ 4 km/giờ. Khi bơi xuôi dòng từ A đến B mất 30 phút và ngược dòng từ B về A mất 48 phút, A và B cách nhau bao xa?
Một sóng cơ hình sin lan truyền trên một sợi dây dài căng ngang. Tại thời điểm quan sát t một phần sợi dây có dạng như hình vẽ. Tỉ số giữa tốc độ của phần tử sóng M tại thời điểm t và tốc độ cực đại mà nó có thể đạt được trong quá trình dao động gần nhất giá trị nào sau đây?
Hạt tải điện trong chất điện phân là
Một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hoà xung quanh vị trí cân bằng với chu kỳ T =  π/10  s. Đặt trục tọa độ Ox nằm ngang, gốc O tại vị trí cân bằng. Cho rằng lúc t = 0, vật ở vị trí có li độ x = -1 cm và được truyền vận tốc 20 √3  cm/s theo chiều dương. Khi đó phương trình dao động của vật có dạng:
Cho khối lượng của prôtôn; nơtron; A1840r;36Li lần lượt là: 1,0073 u; 1,0087 u; 39,9525 u; 6,0145 u và 1 u = 931,5 MeV/c2. So với năng lượng liên kết riêng của hạt nhân  L36i thì năng lượng liên kết riêng của hạt nhân  


Trả lời

Những sĩ tử phi thường nơi trường thi ĐH

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những sĩ tử phi thường nơi trường thi ĐH  (Đọc 1457 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« vào lúc: 11:16:55 am Ngày 02 Tháng Tám, 2013 »

Họ có thể thiếu may mắn về thể xác nhưng họ đã bỏ qua phía sau những dị nghị để vươn lên trong cuộc sống khiến nhiều người phải khâm phục.

Với mong muốn sau khi ra trường sẽ giúp được nhiều người có cùng cảnh ngộ vượt qua những mất mát, đau khổ các em đã không quản ngại vất vả 12 năm miệt mài bên đèn sách để dự thi ĐH như những bạn bè bình thường khác.

Nghị lực phi thường của tân sinh viên tật nguyền

Những ngày vừa qua chúng ta khỏi khâm phục và cảm động trước nghị lực, khát vọng của những sĩ tử tật nguyền. Vượt qua mọi mặc cảm, những khó khăn trong cuộc sống thường ngày để đi tới thực hiện ước mơ cháy bỏng để trở thành sinh viên.

Chàng trai Nguyễn Văn Vọng (SN 1989), trú tại phường Đức Thuận, TX. Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh - thí sinh liệt hai chân ngồi xe lăn đã có mặt tại cụm thi Vinh để tham dự đợt 1 kỳ thi ĐH năm 2013.
Được biết từ năm lên 9 tuổi trong một lần ốm thập tử nhất sinh, Vọng bị bại liệt luôn từ đó. Và hơn 10 năm qua, mọi hoạt động đều gắn với chiếc xe lăn hai bánh. Tuy thân thể không được lành lặn như những người bình thường, nhưng em luôn nỗ lực vươn lên trong học tập và quyết chí theo học đến đại học.
 
Theo Vọng “chiến thắng bản thân là quan trọng nhất, vượt qua định kiến để tiến tới một tương lai tươi sáng hơn đang ở phía trước”. Vọng mong muốn sau khi ra trường sẽ giúp được nhiều người có hoàn cảnh như em, mong được báo đáp công ơn dưỡng dục em những năm tháng qua.


Hình ảnh xúc động về hai mẹ con thí sinh bại liệt Nguyễn Văn Vọng tại kỳ thi ĐH cụm thi Vinh (Ảnh: Nguyễn Duy).

Tại hội đồng thi Học viện bưu chính Viễn thông, một hình ảnh làm mọi người vô cùng cảm động, một người cha già cõng con gái đến trường thi. Đó là cha con thí sinh Vũ Thị Hoài, xã Hùng Dũng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Đôi chân Hoài bị teo từ khi em sinh ra do ảnh hưởng của chất độc màu da cam của người bố khi tham gia chiến trường. Trong sinh hoạt hàng ngày, Hoài có thể tự lo được mọi sinh hoạt cá nhân bằng cách di chuyển bằng đôi tay. Hiểu được nỗi vất vả của gia đình nên Hoài luôn cố gắng học tập và luôn đạt học lực khá.
 
Đến tuổi đi học, mong con được học tập cùng với các bạn cùng trang lứa, người cha đã kiên trì hàng ngày đưa đón con đi học, ròng rã 12 năm không quản ngại nắng mưa. Đến nay, đưa con đi thi đại học ở Hà Nội, bố của Hoài nhiều lúc nghẹn ngào bởi không nghĩ có ngày hôm nay.
 
Mặc dù khiếm thị, có thể làm hồ sơ xin đặc cách xét tuyển thẳng vào ĐH Đà Nẵng, nhưng thí sinh Võ Văn Nhật “bất đắc dĩ” phải nói dối mẹ là em không được đặc cách.
 
Nhật chia sẻ: “Em muốn tự thi đỗ vào đại học bằng chính sức mình”. Những thành tích và tài năng của cậu học trò khiếm thính khiến thật đáng nể. Được biết Nhật là một trong những học sinh giỏi nhất lớp, đàn hát rất hay.

Cậu học trò khiếm thi đăng ký dự thi vào ngành Quản trị Kinh doanh Tổng quát - ĐH Kinh tế Đà Nẵng nuôi dưỡng ước mơ mà em chia sẻ: “Thi đậu đại học, tốt nghiệp đại học ra trường, em sẽ cố gắng mở một công ty nhỏ để có thể giúp đỡ các bạn cùng cảnh ngộ không may bị khiếm thị giống như em”.
Còn nhiều thí sinh có những hoàn cảnh đặc biệt, cơ thể không được lành lặn như những người bình thường khác, nhưng các em vẫn luôn có lý tưởng sống, có những khát vọng sống đẹp đẽ. Những ước mơ của các em thật đáng ngưỡng mộ, là tấm gương sáng để cho thế hệ trẻ noi theo về những nghị lực phi thường ấy.
 

Với nghị lực vươn lên trong học tập, trong đợt thi em Vọng đã được thầy Đinh Xuân Khoa - hiệu trưởng Trường ĐH Vinh - Chủ tịch Hồi đồng coi thi Cụm thi Vinh nhận em vào học ngành công nghệ thông tin tại trường ĐH Vinh (Ảnh: Nguyễn Duy).

Những cái kết có hậu

Về những trường hợp thí sinh khuyết tật, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Trong quy chế cho phép rồi, những em thuộc diện khuyết tật, khi đến trường làm thủ tục, khi các trường xác nhận các em thuộc diện khuyết tật thì sẽ được hưởng ưu tiên theo quy chế hiện hành”.

Sáng ngày 4/7 - buổi thi đầu tiên của đợt I, PGS.TS Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh - Chủ tịch hội đồng cụm thi Vinh có mặt tại điểm thi Trường THPT VTC để thăm em Vọng sau khi báo Dân trí phản ánh về việc em bị bại liệt vẫn đi ứng thí. Tại đây, thầy Khoa cảm phục nghị lực của em Vọng, thầy quyết định chính thức nhận em Vọng vào học ngành công nghệ thông tin tại trường ĐH Vinh.

Thầy chia sẻ: “Thầy rất cảm động, nể phục nghị lực. Từ giờ em không phải thi nữa. Em chính thức trở thành tân sinh viên đầu tiên của trường ĐH Vinh từ hôm nay. Em và mẹ về chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục cần thiết như hồ sơ nhập học theo quy định của người khuyết tật để vào học tại ĐH Vinh như em đã đăng ký. Sau khi em vào học tại đại học Vinh nếu có khó khăn gì từ bản thân cũng như gia đình thì nhà trường sẽ lo sau. Chào mừng em vào ĐH Vinh”.

Còn về trường hợp của em Hoài, trao đổi với Dân trí, ông Lê Hữu Lập - Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông cho biết: “Nhà trường hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh Hoài dự thi như miễn phí về chỗ ở, sinh viên tình nguyện giúp đỡ đưa Hoài đến phòng thi”.

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, những thí sinh khuyết tật sẽ được vào thẳng đại học. Ông Lập cho hay, nhà trường cũng đã hướng dẫn thí sinh Hoài và gia đình về các thủ tục hồ sơ để được ưu tiên này. Căn cứ vào mức độ thương tật, học bạ, học lực của thí sinh, nhà trường sẽ tư vấn cho em vào ngành học nào cho phù hợp với bản thân.
Những thí sinh tàn tật đã luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống và học tập. Dù gặp những khó khăn trong các hoạt động nhưng không vì thế mà các em nản chí. Các em vẫn miệt mài bên đèn sách 12 năm trời để thực hiện được những lý tưởng cao đẹp.
 
Bộ GD-ĐT luôn dành cho các em những cơ hội, điều quan trọng là các em có niềm tin, lạc quan để tiếp tục phấn đấu thực hiện những lý tưởng ấy. Chúc các em sức khỏe tốt thực hiện ước mơ của các em thành hiện thực để không phụ lòng mong mỏi của gia đình, thầy cô, bạn bè và cả xã hội.

Tâm Nhi - Lan Nguyễn

Nguồn: Dân Trí


Logged



Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.