01:26:16 am Ngày 08 Tháng Chín, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Đ ặ c tr ư ng nào sau đây không ph ả i là đ ặ c tr ư ng c ủ a h ạ t s ơ c ấ p:
Chọn câu trả lời đúng
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe I-âng, để khoảng vân giao thoa được giữ nguyên thì khi tăng khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát lên 2 lần, người ta cần thay đổi khoảng cách giữa hai khe như thế nào?
Điều nào sau đây là đúng khi nói về quá trình biến điệu biên độ
Cường độ dòng điện qua ống Rơn-ghen là 8mA. Số eletron đập vào đối ca-tốt trong 1phút là:


Trả lời

Chăn vịt, bóc điều để vào đại học

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chăn vịt, bóc điều để vào đại học  (Đọc 863 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« vào lúc: 05:35:27 pm Ngày 02 Tháng Bảy, 2013 »

Trong khi nhiều sĩ tử đang nóng lòng chờ đợi ngày bước vào phòng thi đại học thì ở nhiều nơi có những bạn trẻ con nhà nghèo cận ngày thi vẫn đổ mồ hôi làm việc, góp thêm từng đồng làm lộ phí...


Bên cạnh khao khát sách vở và hồi hộp trước ngày thi, các bạn và mẹ cha còn lo toan, chạy vạy, tính toán bán cái gì, mượn của ai... để có tiền đến trường thi.

Chăn vịt thuê, bưng bê hủ tiếu

Cận ngày thi mà Lê Thanh Thảo - HS Trường THPT Võ Thị Sáu (thị trấn Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) - vẫn khi cuốc đất, lúc chăn đàn vịt cả mấy trăm con. Trước đó hai chị em Thảo còn mở quán nước ven đường nhưng quán nghèo, bị nhà cao tầng che khuất nên chẳng mấy ai ghé. Bà Tạ Thị Thu Tâm, mẹ Thảo, tâm sự: “Thấy Thảo làm việc vất vả để lo tiền học tôi cũng buồn, đau lòng lắm. Thảo thi tốt nghiệp THPT vừa rồi được 53 điểm, kỳ thi ĐH này nếu Thảo đậu thì mừng nhưng khả năng của mình nuôi không nổi”. 12 năm Thảo là học sinh giỏi, ba năm liền đoạt giải 3 học sinh giỏi môn sinh cấp tỉnh.

Ngay khi vừa thi tốt nghiệp THPT xong, Thảo một mình lên Sài Gòn xin làm phục vụ ở các quán ăn. Cô Văn Giang Linh - giáo viên môn sinh - cho biết trước khi làm hồ sơ thi ĐH, Thảo vui vẻ nói sẽ cố gắng thi đậu vào ĐH Y dược Cần Thơ. Nhưng rồi Thảo muốn dừng lại. Cô Linh, thầy Miên, cô Chiêu... và bạn bè Thảo gọi điện động viên, kêu Thảo về học ôn, Thảo cũng xiêu lòng. Cô Giang Linh miễn học phí nhưng Thảo kiên quyết: “Cô không lấy tiền em nghỉ học”.

Đợt 1 Thảo thi tại TP.HCM, đợt 2 xuống Cần Thơ thi vào Đại học Y - dược, ngành mà bạn rất thích. Nỗi lo tiền nong, chỗ ở, ăn uống trong các ngày thi sắp tới cứ ám ảnh Thảo. “Mình chọn ngành y vì thấy cha mẹ bệnh nhiều, học nghề này để chữa bệnh cho mọi người, giúp ích cho đời” - Thảo nói.

Trước đó gia đình Thảo khá giả nhưng rồi việc kinh doanh thua lỗ. Năm lớp 10, cha bị tai nạn giao thông mất sức lao động. Mẹ Thảo bán nhà trả nợ. Bạn bè Thảo giờ đây không biết Thảo ở đâu bởi nhà trọ đã chuyển 3-4 lần.

Từ đó Thảo xin làm bưng bê cho các quán phở, hủ tiếu, chăn vịt thuê, chạy tiệc cưới vào những buổi được nghỉ học, dịp cuối tuần. Đồng tiền kiếm được Thảo để dành đóng học phí. “Nhiều lúc mình muốn nghỉ học để đi làm kiếm tiền nuôi hai em bởi không đất, không nhà cuộc sống tạm bợ quá. Nhưng rồi mình vẫn cố gắng, không thể ngã quỵ lúc này” - Thảo bộc bạch.


Cô học trò nghèo đứng nhất khối 12

Cùng trường với Thảo là Nguyễn Thị Thảo Ngân (nhà ở ấp Tân Hòa, xã Long Tân), cũng có cảnh khổ như vậy. Ngân sống cùng ông ngoại từ nhỏ, cha mẹ đi làm xa. Bà ngoại mất năm Ngân học lớp 9, ông ngoại già yếu nhưng vẫn chăm cháu. Nhà không có đất nên Ngân đi làm thêm vào các buổi rảnh ở nhiều chỗ như đi làm hột điều, trồng khoai mì, nhổ cỏ, trỉa bắp... 12 năm liền Ngân đều là học sinh giỏi, có giải học sinh giỏi cấp tỉnh, thi tốt nghiệp THPT vừa rồi được 55 điểm.

Ngân muốn đứng trên bục giảng để trở thành giáo viên. Từ lúc còn nhỏ “nhà có cái tủ, tấm bảng em cứ đứng tự nói tự giảng bài một mình rồi tự nghe...”, bạn nói. Ngân thi vào khoa hóa Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đợt 1 nhưng vẫn có phương án 2 để bọc lót: gia đình quá nghèo, cha làm phụ hồ nên chắc chắn không thể lo học phí, vì vậy Ngân lựa chọn thi đợt 2 ở ĐH Y Cần Thơ “vì có thể sẽ được tỉnh hỗ trợ ăn học sáu năm, rồi làm việc cho tỉnh 10 năm, đó là phương án mình lựa chọn”. Việc Ngân được đi thi là nỗ lực và cũng là khó khăn của cả nhà.

“Mình vẫn còn nhớ ngày đầu tiên đi làm hạt điều, hì hục làm cả ngày chỉ được có 1kg, trong khi người ta làm 8-9kg, ông ngoại đùa “làm gì mà dở thế”. Rồi ông ngoại động viên mình ráng lo học hành cho thật tốt” - Ngân chia sẻ. Các dịp nghỉ hè hay lễ tết là thời gian mà Ngân tất bật làm thêm ở nhiều nơi.

Ngày 25-5 vừa rồi, trường Ngân tổng kết cuối năm, Ngân được lãnh xe đạp mới vì đứng nhất khối 12 với điểm trung bình cả năm trên 9. Ngân cho biết mong muốn đến trường, sẵn sàng vượt qua thử thách. “Cô Chiêu chủ nhiệm lớp em vẫn luôn ưu tiên dành các phần học bổng cho em, luôn động viên khích lệ. Em tự nhủ sẽ học tập, sống và làm việc có ích cho xã hội, đất nước” - Ngân tâm sự.

KHOA NGUYỄN

Nguồn: TUỔI TRẺ ONLINE


Logged



Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_17663_u__tags_0_start_0