11:27:57 am Ngày 27 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Đối với nguyên tử hiđrô, mức năng lượng tương ứng với quỹ đạo K là EV=-13,6 eV, ứng với quỹ đạo N là EV=-0,85  eV. Khi êlectron chuyển từ N về K thì phát ra bức xạ có bước sóng
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 1,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 3 m, người ta đo được khoảng cách giữa vân sáng bậc 2 đến vân sáng bậc 5 ở cùng phía với nhau so với vân sáng trung tâm là 3 mm. Tìm số vân sáng quan sát được trên vùng giao thoa đối xứng có bề rộng 11 mm.
Con lắc đơn có chiều dài dây treo l, một đầu cố định và một đầu gắn vật nhỏ, dao động điều hoà tại nơi có gia tốc rơi tự do g. Tần số của dao động là:
Trong một mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì điện áp giữa hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện trong mạch sẽ:
Nhận định nào sau đây về các loại quang phổ là sai?


Trả lời

Một bài va chạm đàn hồi

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: một bài va chạm đàn hồi  (Đọc 1269 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
qtmathnqa1
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 84
-Được cảm ơn: 17

Offline Offline

Bài viết: 28


Email
« vào lúc: 08:20:17 pm Ngày 19 Tháng Sáu, 2013 »

Thưa thầy! Thầy cho em hỏi là đề thi đại học có ra dạng va chạm đàn hồi không ạ?
Nhờ thầy chỉ giúp em bài này. đây là một câu trong đề thi thử đại học Vinh lần 3 ạ. em cám ơn
Câu 46: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật có khối lượng m, tại vị trí cân bằng lò xo dãn 25 cm. Đưa vật theo phương thẳng đứng lên trên rồi thả nhẹ, vật đi được đoạn đường 10 cm thì đạt tốc độ 20π căn3 cm/s (trên đoạn đường đó tốc độ của vật luôn tăng). Ngay phía dưới vị trí cân bằng 10 cm theo phương thẳng đứng có đặt một tấm kim loại cứng cố định nằm ngang. Coi va chạm giữa vật và mặt kim loại là hoàn toàn đàn hồi, lấy g =10 m/s^2. π^2≈10. Chu kỳ dao động của vật là:

A. 1 s.                     B. 2/3 s.                  C. 4/3 s.                D. 1/3 s.

HSBH


Logged


Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 04:48:49 am Ngày 20 Tháng Sáu, 2013 »

Thưa thầy! Thầy cho em hỏi là đề thi đại học có ra dạng va chạm đàn hồi không ạ?
Nhờ thầy chỉ giúp em bài này. đây là một câu trong đề thi thử đại học Vinh lần 3 ạ. em cám ơn
Câu 46: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật có khối lượng m, tại vị trí cân bằng lò xo dãn 25 cm. Đưa vật theo phương thẳng đứng lên trên rồi thả nhẹ, vật đi được đoạn đường 10 cm thì đạt tốc độ 20π căn3 cm/s (trên đoạn đường đó tốc độ của vật luôn tăng). Ngay phía dưới vị trí cân bằng 10 cm theo phương thẳng đứng có đặt một tấm kim loại cứng cố định nằm ngang. Coi va chạm giữa vật và mặt kim loại là hoàn toàn đàn hồi, lấy g =10 m/s^2. π^2≈10. Chu kỳ dao động của vật là:

A. 1 s.                     B. 2/3 s.                  C. 4/3 s.                D. 1/3 s.

HSBH

Ta có : [tex]\omega = \sqrt{\frac{k}{m}} = \sqrt{\frac{g}{\Delta l}} = 2\pi rad/s[/tex]

Bảo toàn cơ năng cho ta : [tex]\frac{1}{2}kA^{2} = \frac{1}{2}k(A-10)^{2} + \frac{1}{2}mv^{2}[/tex]

[tex]A^{2} - (A-10)^{2} = \frac{v^{2}}{\omega ^{2}}\Rightarrow 10\left(2A - 10 \right) =10^{2}.3[/tex]

Giải ra ta được : A = 20 cm

Do va chạm đàn hồi nên chu kì dao động cần tìm là khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp va chạm xảy ra . Vẽ vecto quay ta có góc quay được ứng với khoảng thời gian trên là 4 pi /3

Vậy chu kì cần tìm là [tex]\omega T' = \frac{4\pi }{3} \Rightarrow T' = \frac{2}{3} s[/tex] !




« Sửa lần cuối: 05:39:09 am Ngày 20 Tháng Sáu, 2013 gửi bởi Quang Dương »

Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.