Bài thi thử của hocmai.vn
Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ hình cầu có khối lượng 93,75g được tích điện q=+2.[tex]10^{-6}[/tex]C
và lò xo có độ cứng 6N/m. Con lắc lò xo này nằm trong điện trường đều có cường độ 3000V/m và đường sức hướng theo phương nằm ngang. Vật dao động điều hòa xung quanh vị trí cân bằng và khi qua vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên có tốc độ bằng không. Tốc độ lớn nhất của vật trong dao động là:
Chọn câu trả lời đúng:
A. 8 mm/s
B. 0,125 cm/s
C. 0 cm/s
D. 8 cm/s
Dạ cho em hỏi hocmai giải là gọi C là vị trí lò xo tự nhiên. O là VTCB. Tại VTCB thì [tex]\left|CO \right|[/tex]=[tex]x_{0}[/tex]=[tex]\frac{qE}{k}[/tex]=[tex]10^{-3}[/tex]m=1mm. chú ý vai trò của E tham gia vào dao động của con lắc lò xo nằm ngang dẫn đến nó có hình ảnh tựa như con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động w=[tex]\sqrt{\frac{k}{m}}[/tex]=8 rad/s. Tại C thì v=o. Nên A=[tex]\left|CO \right|[/tex]=1mm. Vậy vmax=Aw=8mm/s
Nhưng em không hiểu lắm chỗ [tex]\left|CO \right|[/tex]=[tex]x_{0}[/tex]=[tex]\frac{qE}{k}[/tex]. Cái đó ở đâu ra ạ. và còn vai trò của E tham gia vào dao động của con lắc lò xo nằm ngang dẫn đến nó có hình ảnh tựa như con lắc lò xo treo thẳng đứng nữa ạ...em cũng không hiểu lắm. Mong các thầy cô giải đáp giúp ạ. Em cảm ơn
* xét tại VTCB lò xo giãn [tex]\Delta l_{0}=x_{0}[/tex] tại VTCB lực điện cân bằng với lục đàn hồi nên ta có [tex]k\Delta l_{0}=qE[/tex] rút ra biểu thức như trên
* đối với con lắc lò xo nằm ngang thì chu kì của con lắc không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường g nên chu kì của nó không phụ thuộc vào điện trường
còn con lắc LX treo thẳng đứng thì chu kì của nó vẩn bị ảnh hưởng bởi lực điện trường vì [tex]T=2\pi \sqrt{\frac{\Delta l_{0}}{g}}[/tex]