10:31:21 am Ngày 26 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Phát biểu nào đây đúng khi nói về sóng dọc?
Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là:
Trong giờ thực hành, để tiến hành đo điện trở Rx của dụng cụ, người ta mắc nối tiếp điện trở đó với biến trở R0 vào mạch điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch dòng điện xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng không đổi, tần số xác định. Kí hiệu ux, uR0 lần lượt là điện áp giữa hai đầu Rx và R0. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa ux, uR0 là:
Gọi λch, λc, λl, λv lần lượt là bước sóng của các tia chàm, cam, lục, vàng. Sắp xếp thứ tự nào dưới đây là đúng?
Mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C đang thực hiện dao động điện tử tự do. Gọi U0 là điện áp cực đại giữa hai đầu tụ điện; u và i tương ứng là điện áp giữa hai đầu tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch tại thời điểm t. Hệ thức đúng là


Trả lời

THẾ GIỚI VẬT LÝ QUANH TA

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: THẾ GIỚI VẬT LÝ QUANH TA  (Đọc 16133 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Trần Anh Tuấn
Giáo viên Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +42/-16
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 217
-Được cảm ơn: 367

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 709


Chú Mèo Đi Hia

tuan_trananh1997@yahoo.com
Email
« vào lúc: 01:49:13 am Ngày 04 Tháng Năm, 2013 »

Topic này sẽ tập trung vào việc nêu và giải quyết các hiện tượng vật lý trong đời sống hằng ngày của chúng ta với tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau
Nhan đề được lấy ý tưởng từ một cuôn sách của thầy Bùi Quang Hân trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong TP HCM
Các bạn nào có thắc mắc về hiện tượng vật lý trong tự nhiên cũng có thể đăng luôn vào đây , mình và các bạn cùng các thầy cô sẽ tận tình giải đáp
Cảm ơn các bạn đã tham gia topic

                                           
Vật lý thật là thú vị

 ~O) Không biết tự bao giờ, hầu hết học sinh chúng ta đều cho rằng các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa thật là khô khan. Nếu bạn nào không thi đại học thì chắc không để ý đến các môn này ngoài việc học chỉ để hoàn thành môn học phổ thông.
Quan điểm đó hoàn toàn là sai lầm!

 ~O) Thật vậy, nếu ta học là để phục vụ cho cuộc sống của chính chúng ta thì Toán học, Vật lý hay Hóa học đều thật là tuyệt vời.

 ~O) Dưới góc nhìn Vật lý thì chúng ta có thể thấy rằng rất nhiều các sự vật, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên đều liên quan đến Vật lý. Học để có cơ sở giải thích và hiểu rõ bản chất các hiện tượng trong tự nhiên, cuộc sống thì ta sẽ thấy yêu thích môn học hơn và tiếp thu môn học dễ dàng hơn.

 ~O) Topic đây là một số hiện tượng mà ta có thể dễ dàng hiểu nó bằng những kiến thức Vật lý sơ đẳng được các thầy cô dạy trên lớp.
« Sửa lần cuối: 06:19:34 pm Ngày 21 Tháng Mười, 2013 gửi bởi Trần Anh Tuấn »

Logged



Tận cùng của tình yêu là thù hận
Sâu thẳm trong thù hận là tình yêu
Trần Anh Tuấn
Giáo viên Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +42/-16
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 217
-Được cảm ơn: 367

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 709


Chú Mèo Đi Hia

tuan_trananh1997@yahoo.com
Email
« Trả lời #1 vào lúc: 01:52:13 am Ngày 04 Tháng Năm, 2013 »

 ~O) Nước được dùng để dập lửa trong hầu hết các vụ hỏa hoạn. Vấn đề tuy đơn giản, nhưng không phải ai cũng có đáp án chính xác cho câu hỏi này.

 ~O) Dưới đây là giải thích của nhà vật lý Ia. I. Perenman.
                                       
 ~O) Thứ nhất, hễ nước gặp một vật đang cháy thì nó biến thành hơi và hơi này lấy đi rất nhiều nhiệt của vật đang cháy. Nhiệt cần thiết để biến nước sôi thành hơi nhiều gấp 5 lần nhiệt cần thiết để đun cùng thể tích nước lạnh ấy lên 100 độ.

 ~O) Thứ hai, hơi nước hình thành lúc ấy chiếm một thể tích lớn gấp mấy trăm lần thể tích của khối nước sinh ra nó. Khối hơi nước này bao vây xung quanh vật đang cháy, không cho nó tiếp xúc với không khí. Thiếu không khí, sự cháy sẽ không thể duy trì được.

 ~O) Để tăng cường khả năng làm dập lửa của nước, đôi khi người ta còn cho thêm … thuốc súng vào nước. Điều này thoạt nghe thì thấy lạ, nhưng rất có lý: thuốc súng bị đốt hết rất nhanh, đồng thời sinh ra rất nhiều chất khí không cháy. Những chất khí này bao vây lấy vật thể, làm cho sự cháy gặp khó khăn.
« Sửa lần cuối: 01:25:58 am Ngày 12 Tháng Năm, 2013 gửi bởi Trần Anh Tuấn »

Logged

Tận cùng của tình yêu là thù hận
Sâu thẳm trong thù hận là tình yêu
Trần Anh Tuấn
Giáo viên Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +42/-16
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 217
-Được cảm ơn: 367

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 709


Chú Mèo Đi Hia

tuan_trananh1997@yahoo.com
Email
« Trả lời #2 vào lúc: 01:53:57 am Ngày 04 Tháng Năm, 2013 »

 ~O) Trên sàn nhà đánh thật bóng dễ trơn trượt hơn trên sàn nhà thường. Có lẽ trên băng cũng giống thế mới phải, nghĩa là băng phẳng phải trơn hơn băng lồi lõm, mấp mô. Nhưng thực tế lại trái với dự đoán đó.

                                               

 ~O) Nếu có dịp kéo một xe trượt băng chở thật nặng qua mặt băng mấp mô, bạn sẽ thấy chiếc xe nhẹ hơn đi trên mặt băng phẳng rất nhiều. Mặt băng mấp mô trơn hơn mặt băng phẳng lỳ! Điều đó được giải thích như sau: Tính trơn của băng không phụ thuộc vào sự bằng phẳng, mà hoàn toàn do một nguyên nhân khác. Đó là điểm nóng chảy của băng giảm đi khi tăng áp suất.

 ~O) Ta hãy phân tích xem có điều gì xảy ra khi trượt băng trên giày trượt hoặc bằng xe trượt. Đứng trên giày trượt, chúng ta tựa trên một diện tích rất nhỏ, tổng cộng chỉ độ mấy milimét vuông. Trọng lượng toàn thân ta nén cả trên cái diện tích bé nhỏ ấy, tạo ra một lực rất lớn. Dưới áp suất lớn, băng tan ở nhiệt độ thấp. Lúc ấy, giữa đế giày trượt và băng có một lớp nước mỏng. Thế là người trượt băng đi được.

 ~O) Và khi chân anh ta vừa di chuyển đến nơi khác, thì lập tức ở đó lại xảy ra hiện tượng giống như trên, nghĩa là băng dưới chân anh ta biến thành một lớp nước mỏng. Trong tất cả các vật tồn tại trong thiên nhiên, chỉ một mình băng có tính chất ấy. Một nhà vật lý Xô Viết đã gọi nó là "vật trơn duy nhất trong thiên nhiên". Những vật khác tuy bằng phẳng nhưng không trơn.

 ~O) Bây giờ, ta trở lại vấn đề băng bằng phẳng và băng mấp mô, thứ nào trơn hơn. Theo lý thuyết, cùng một vật đè nặng lên diện tích càng nhỏ, thì áp suất nó gây ra càng mạnh. Vậy thì, người trượt băng sẽ tác dụng lên trên đế tựa một áp suất lớn hơn khi đứng trên băng phẳng lỳ hay khi đứng trên băng mấp mô? Rõ ràng là khi đứng trên băng mấp mô. Bởi vì ở đây, họ chỉ đè lên một diện tích rất nhỏ chỗ nhô lên hay lồi ra của mặt băng mà thôi. Mà áp suất trên băng càng lớn, thì băng tan càng nhanh, và do đó băng càng trơn (nếu đế giày đủ rộng).

 ~O) Nếu đế hẹp thì những điều giải thích trên không thích hợp nữa. Vì trong trường hợp đó, đế tựa sẽ khía sâu vào những chỗ băng nhô ra, và lúc này, năng lượng chuyển động đã bị tiêu hao vào việc khía băng.
« Sửa lần cuối: 01:25:51 am Ngày 12 Tháng Năm, 2013 gửi bởi Trần Anh Tuấn »

Logged

Tận cùng của tình yêu là thù hận
Sâu thẳm trong thù hận là tình yêu
Trần Anh Tuấn
Giáo viên Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +42/-16
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 217
-Được cảm ơn: 367

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 709


Chú Mèo Đi Hia

tuan_trananh1997@yahoo.com
Email
« Trả lời #3 vào lúc: 01:02:44 am Ngày 05 Tháng Năm, 2013 »

 ~O) Đồng tử mắt mèo có thể co lại cực nhỏ để thích nghi với ánh sáng mạnh. Dân gian Trung Quốc có câu vè về sự giãn nở ngày 3 lần của đồng tử mắt mèo như sau: “Dần, mão, thân, dậu như hạt táo; Thìn, tỵ, ngọ, mùi như sợi chỉ; Tý, sửu, tuất, hợi như trăng rằm”.

 ~O) Điều gì khiến cho mắt mèo có năng lực đó ?

                                                     

 ~O) Thì ra, con ngươi (đồng tử) của mèo rất to, và năng lực co của cơ vòng ở con ngươi rất khỏe. Ở người, nếu nhìn chăm chú vào mặt trời, con ngươi của mắt sẽ thu nhỏ lại. Nhưng chúng ta chỉ nhìn được đến một mức độ nhất định mà thôi, không thể thu nhỏ thêm nữa, vì lâu sẽ cảm thấy nhức mắt. Còn nếu chong mắt lâu lâu một chút vào nơi tối tăm, ta sẽ cảm thấy nóng mặt.

 ~O) Nhưng mèo, dưới sự chiếu rọi của ánh sáng không như nhau, lại có thể thích ứng rất tốt. Dưới ánh sáng rất mạnh vào ban ngày, con ngươi của mèo có thể thu lại cực nhỏ, giống như một sợi chỉ. Đến đêm khuya trời tối đen, con ngươi có thể mở to như trăng rằm. Dưới cường độ chiếu sáng vào lúc sáng sớm hoặc nhá nhem tối, con ngươi sẽ có hình hạt táo.

 ~O) Như vậy con ngươi của mắt mèo có khả năng co lại rất lớn so với con ngươi trong mắt người, do đó khả năng phản ứng với ánh sáng cũng nhạy hơn chúng ta. Cho nên, dù ánh sáng có quá mạnh hoặc quá yếu, mèo vẫn nhìn rõ ràng các đồ vật như thường.
« Sửa lần cuối: 01:25:42 am Ngày 12 Tháng Năm, 2013 gửi bởi Trần Anh Tuấn »

Logged

Tận cùng của tình yêu là thù hận
Sâu thẳm trong thù hận là tình yêu
Trần Anh Tuấn
Giáo viên Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +42/-16
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 217
-Được cảm ơn: 367

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 709


Chú Mèo Đi Hia

tuan_trananh1997@yahoo.com
Email
« Trả lời #4 vào lúc: 01:25:19 am Ngày 12 Tháng Năm, 2013 »

Làm cách nào để đo được khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng? Người Hy Lạp cổ đã làm được điều này và bây giờ bạn cũng có thể làm được điều tương tự.

                                           
Một trong những khó khăn khi tính toán khoảng cách trong không gian là việc tìm ra những điểm quy chiếu. Kích cỡ hoặc khoảng cách của các vật thể trên Trái Đất có thể rất khó để ước lượng nhưng chúng chiếm giữ một khung cảnh mà chúng ta có thể đo đạt, từ đó chúng ta có một điểm xuất phát. Mặt Trăng thì cho chúng ta một số "manh mối". Rõ ràng là nó gần Trái Đất hơn so với Mặt Trời hay các ngôi sao khác.

Khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng đã được đo đạt hay ít nhất là được ước lượng từ 2000 năm trước bởi những người Hy Lạp cổ. Họ đã tính được chu vi và đường kính của Trái Đất qua đó đề ra một con số tuyệt đối, làm nền tảng cho phép tính của chúng ta.

Về cách tính, có thể hình dung như sau: khi lấy một vật thể hình tròn chẳng hạn như đồng xu hay một quả bóng đưa ra phía trước Mặt Trời, chúng ta có thể thấy rằng nó không che lấp toàn bộ Mặt Trời. Ánh sáng Mặt Trời sẽ tạo nên một vùng tối (bóng) hình chóp nón thu về 1 điểm. Để vật thể có thể che khuất hoàn toàn mặt trời thì nó phải được đặt tại điểm này và khoảng cách từ tâm của vật thể hình tròn đến điểm chóp nón bằng 108 lần đường kính vật thể. Nếu vật thể hình tròn đó là Trái Đất thì đỉnh chóp nón sẽ cách địa cầu một khoảng cách dài gấp 108 lần so với đường kính Trái Đất. Tương tự, nếu vật thể là một đồng xu thì nó sẽ tạo ra một vùng bóng đen có chiều dài gồm 108 đồng xu khác gộp lại.

Vậy điều này liên quan gì đến phép tính khoảng cách Trái Đất - Mặt Trăng. Chúng ta đều đã từng nghe hoặc chứng kiến một sự kiện thiên văn hiếm gặp là nguyệt thực. Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, lúc này Trái Đất nằm giữa và Mặt Trăng sẽ nằm đối diện với Mặt Trời. Nguyệt thực bán phần và toàn phần phụ thuộc vào vị trí của Mặt Trăng trong vùng chóp bóng của Trái Đất. Khi nguyệt thực toàn phần xảy ra, Mặt Trăng sẽ nằm chính giữa hình chóp này và nó sẽ bị bóng của Trái Đất che phủ hoàn toàn. Theo quỹ đạo Mặt Trăng, khi bị che khuất hoàn toàn, phần bóng của Trái Đất có bề rộng bao phủ gấp 2,5 lần so với đường kính Mặt Trăng.
                                   
Không chỉ Trái Đất, Mặt Trăng cũng có kích cỡ và khoảng cách riêng để che phủ hoàn toàn Mặt Trời. Mặt Trời cũng chiếu sáng tạo nên phần bóng hình chóp cho Mặt Trăng tuy nhiên phần bóng này lại bị Trái Đất triệt tiêu. Một điều quan trọng là chóp bóng của Mặt Trăng có góc nhọn tương đương với chóp bóng của Trái Đất. Vì vậy, 2 chóp bóng được xem như 2 tam giác đều giống nhau với tỉ lệ khác nhau.

Theo hình minh họa, chúng ta có 3 tam giác: Tam giác ABC (chóp bóng của Trái Đất) có đáy bằng đường kính của Trái Đất (8000 dặm = 12.874,752 km) và đường cao bằng 108 lần đường kính Trái Đất (8000 x 108 = 864.000 dặm = 1.390.473,216 km). Tam giác BDE (tam giác này được tạo nên khi nguyệt thực toàn phần xảy ra, Mặt Trăng đi vào giữa vùng chóp bóng của Trái Đất) có đáy bằng 2,5 lần đường kính Mặt Trăng và chiều cao bằng 2,5 lần khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất. Tam giác CEF (chóp bóng của Mặt Trăng) có đáy bằng đường kính Mặt Trăng và đường cao bằng khoảng cách của Mặt Trăng đến Trái Đất. Các tham số chúng ta đều đã có vậy có thể dễ dàng tìm ra đáp số của bài toán: Chiều cao của tam giác ABC bằng 2,5 + 1 = 3,5 lần khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất, suy ra khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất = 864.000/3,5 = 246.857,143 dặm hay 397.278,062 km. Đáp số này khá gần so với khoảng cách trung bình được tính trước đây là 384.403 km.


Logged

Tận cùng của tình yêu là thù hận
Sâu thẳm trong thù hận là tình yêu
Trần Anh Tuấn
Giáo viên Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +42/-16
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 217
-Được cảm ơn: 367

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 709


Chú Mèo Đi Hia

tuan_trananh1997@yahoo.com
Email
« Trả lời #5 vào lúc: 12:56:52 am Ngày 13 Tháng Năm, 2013 »

Trong vấn đề này, ngay cả một số người từng học vật lý cũng giải thích nhầm lẫn.

Họ cho rằng tên lửa bay được là do nó đẩy vào không khí cái chất khí mà thuốc nổ tạo ra khi cháy. Song thực tế, nguyên nhân khiến tên lửa bay lên lại hoàn toàn khác.
Bởi vì, nếu phóng tên lửa trong khoảng không gian không có không khí, nó còn bay nhanh hơn là trong khoảng không có không khí. Như vậy, không khí không phải là điểm tựa để tên lửa bay lên.

                                                 

Nhà cách mạng Kibanchich đã trình bày nguyên nhân này một cách đơn giản và dễ hiểu trong bút tích của mình viết trước khi chết vì chiếc tên lửa quân sự do ông chế ra như sau:

“Lấy thuốc nổ nén lại thành một hình trụ, có một cái rãnh rộng nằm dọc theo trục, rồi đặt cục thuốc nổ này vào một ống sắt tây (có một đầu bịt kín và một đầu để hở). Thuốc nổ bắt đầu cháy từ bề mặt của rãnh này và dần dần trong một khoảng thời gian nhất định lan tới mặt ngoài của thuốc nổ. Các chất khí tạo ra khi thuốc nổ cháy sẽ gây nên một sức ép vào mọi phía, nhưng các áp suất bên của chất khí thì cân bằng nhau, còn áp suất vào đáy hở của ống sắt tây thì không bị áp suất ngược lại cân bằng (bởi vì về phía này các chất khí có lối thoát ra tự do), cho nên nó đẩy tên lửa tới trước”.                                                               

Ở đây, hiện tượng cũng xảy ra y như khi bắn súng đại bác. Khi quả đạn lao về phía trước thì thân khẩu súng giật lùi về phía sau. Hẳn bạn còn nhớ “sự giật” của súng trường hay nói chung của bất kỳ một loại súng nào khác. Nếu một khẩu đại bác được treo lơ lửng trong không khí mà không tỳ vào đâu cả, thì sau khi bắn một phát đạn, nó sẽ bị đẩy lùi về phía sau với một vận tốc nào đó. Khẩu súng nặng hơn viên đạn bao nhiêu lần thì vận tốc của nó cũng bé hơn vận tốc của đạn bấy nhiêu lần.

Tên lửa cũng là một loại đại bác, có điều nó không nhả đạn mà lại phun ra các chất khí thuốc nổ. Chính thuốc nổ khi bị đốt cháy đã sinh ra áp suất, đẩy tên lửa bay ngược chiều với chiều phụt của khí nén. Ở đây, chiều ngược này là hướng lên bầu trời.


Logged

Tận cùng của tình yêu là thù hận
Sâu thẳm trong thù hận là tình yêu
Trần Anh Tuấn
Giáo viên Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +42/-16
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 217
-Được cảm ơn: 367

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 709


Chú Mèo Đi Hia

tuan_trananh1997@yahoo.com
Email
« Trả lời #6 vào lúc: 01:40:51 pm Ngày 19 Tháng Năm, 2013 »

Trình độ văn hoá của xã hội loài người ngày một nâng cao, các loại sách báo, văn kiện, tư liệu biểu đồ cũng ngày một phong phú thêm;công tác sao chép, in lại, đánh máy, vẽ bản đồ, hiệu đính v.v… không những tốn nhiều sức người mà những công việc lọn xộn rối rắm ấy cũng còn thường làm cho người ta nhầm lẫn. Không ít người tưởng tượng ra một chiếc máy như sau: chỉ cần ấn nút điện là lập tức có ngay bản phục chế văn kiện, tư liệu. Nếu có được chiếc máy như vậy thì không những có thể giải phóng con người khỏi công tác văn thứ phiền nhọc mà còn có thể nâng cao hiệu suất, tăng nhanh sự lưu thông tin tức.



Có thể chế tạo được chiếc máy như vậy không ?

Ngay từ năm 1935, chàng thanh niên người Mỹ mới 29 tuổi Ch. Carlson đã có cách nghĩ mới lạ như vậy. Ông nghĩ rằng tĩnh điện có thể hút được các vật thể nhỏ nhẹ thì đương nhiên cũng có thể hút được bột vụn, liệu có thể lợi dụng lực hút của tĩnh điện để phôtôcopy văn kiện không ? Trên một tấm thuỷ tinh, ông đã viết mấy chữ ²10 - 22 - 38, ASTORIA², rồi lợi dụng ma sát, ông lại làm cho một tấm kẽm có phun lưu huỳnh mang điện, sau đó đưa tấm mang điện này ép vào trên tấm thuỷ tinh đã viết chữ, đặt chúng dưới ánh sáng đèn mạnh, sau khi chiếu sáng, những nơi không có chữ, điện tích biến mất, còn những nơi có chữ do ánh sáng bị chữ che chặn, điện tích vẫn còn, trên màng lưu huỳnh lưu lại dấu chữ do điện tích gây nên, nhưng chưa thể trực tiếp dùng mắt thường nhìn thấy chúng nên được gọi là tiềm ảnh. Sau khi dùng đèn chiếu 3 giây Carlson lấy tấm thuỷ tinh lên rắc vào trên màng lưu huỳnh một ít bột thạch tùng; ở những nơi tiềm ảnh dấu chữ, do có điện nên hút chặt bột thạch tùng vào, ông cẩn then phủ một tờ giấy nến lên trên, rồi gia nhiệt, bột thạch tùng trên dấu chữ sẽ khảm vào giấy nến và thế là giấy nến hiện ra dấu chữ. Đó chính là chiếc máy phôtôcopy tĩnh điện đầu tiên trên thế giới.

So sánh với máy phôtôcopy hiện đại bạn có thể cho là phương pháp của Carlson quá rắc rối. Thực ra nếu so sánh kỹ, nguyên lý của chúng hoàn toàn giống nhau. ống xấy trong máy phôtôcopy hiện đại tương đương với bản kẽm của Carlson . Carlson dùng phương pháp ma sát để tấm kẽm mang điện, còn máy phôtôcopy tĩnh điện hiệu dùng thì là sự phóng điện loé sáng, tức là trước tiên dùng một tấm xung điện mang điện cao thế mấy ngàn vôn, rồi làm cho nó phóng điện vào ống xấy, để ống này mang điện. Vì phương pháp cơ bản của máy phôtôcopy tĩnh điện hiện đại do Carlson phát minh nên đến nay người ta vẫn gọi phương pháp đó là phương pháp Carlson. Tuy nguyên lý cơ bản của máy phôtôcopy hiện đại tương tự với thử nghiệm ban đầu của Carlson nhưng phương pháp thì tiên tiến hơn nhiều. Theo đà của tiến bộ khoa học kỹ thuật phôtôcopy tĩnh điện cũng không ngừng được đổi mới. Do sự xâm nhập dần dần của kỹ thuật laze, máy tính điện tử và kỹ thuật vi điện tử, kỹ thuật phôtôcopy tĩnh điện cũng không ngừng phát triển theo phương hướng nhiều công năng, tốc độ cao và trí tuệ hoá. Kỹ thuật phôtôcopy tràn đầy sức sống nhất định sẽ có một tương lai phóng phú tốt đẹp hơn.


Logged

Tận cùng của tình yêu là thù hận
Sâu thẳm trong thù hận là tình yêu
Trần Anh Tuấn
Giáo viên Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +42/-16
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 217
-Được cảm ơn: 367

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 709


Chú Mèo Đi Hia

tuan_trananh1997@yahoo.com
Email
« Trả lời #7 vào lúc: 05:58:30 pm Ngày 19 Tháng Mười, 2013 »

                                                 

Truyền thuyết của Trung Quốc và một số nước châu Á đều thêu dệt nhiều chuyện ly kỳ về sao băng. Trong đó, truyền thuyết phổ biến nhất cho rằng: mỗi người sống trên trái đất tương ứng với một vì sao trên trời. Khi người nào chết, vì sao tương ứng với người đó sẽ rơi xuống đất.
Cách đặt vấn đề như vậy rõ ràng không có cơ sở khoa học. Trái đất giờ có hơn 5 tỷ người. các vì sao trong vũ trụ kể cả vì sao không nhìn thấy được có hơn 100 tỷ.Với lại trong lịch sử của loài người chưa bao giờ xảy ra hiện tượng các vì sao “rơi xuống” trái đất.

Vậy “sao băng” là gì ?

Giải thích một cách khoa học, sao băng là hiện tượng một loại vật chất vũ trụ bay vào tầng khí quyển của trái đất bị cọ xát và phát sáng.
Vốn là trong không gian vũ trụ gần trái đất, ngoài các hành tinh còn có các loại vật chất vũ trụ, cũng giống như ở đại dương ngoài cá, tôm, nghêu sò còn có các loại sinh vật nhỏ khác. Trong số vật chất vũ trụ đó, loại nhỏ như hạt bụi, loại lớn như trái núi, chúng vận hành theo tốc độ và quỹ đạo riêng. Bản thân chúng không tự phát sáng. Đôi khi chúng bay thẳng về phía trái đất với tốc độ rất nhanh, từ 10 km tới 70-80 km/giây, nhanh gấp nhiều lần máy bay nhanh nhất hiện nay.

Nhưng khi bay vào khí quyển trái đất với tốc độ nhanh như vậy, chúng cọ xát với các phần tử của khí quyển khiến không khí bị đốt nóng tới mấy nghìn độ, thậm chí mấy vạn độ, bản thân của vật chất vũ trụ cũng bị đốt cháy và phát sáng. Nhưng chúng không cháy hết ngay mà cháy dần dần theo quá trình chuyển động, tạo thành vật chất sáng hình vòng cung mà ta nhìn thấy.
Có trường hợp vật chất vũ trụ quá lớn không kịp cháy hết và rơi xuống trái đất, người ta gọi chúng là các thiên thạch. Do mật độ khí quyển dày đặc nên rất ít khi có thiên thạch rơi xuống mặt đất, mà thường cháy hết trên đường đi.

Có những sao băng chỉ là các vị khách qua đường. Chúng sượt ngang bầu khí quyển trái đất với tốc độ cực lớn rồi lại tiếp tục hành trình vào vũ trụ xa xăm.


Logged

Tận cùng của tình yêu là thù hận
Sâu thẳm trong thù hận là tình yêu
Trần Anh Tuấn
Giáo viên Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +42/-16
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 217
-Được cảm ơn: 367

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 709


Chú Mèo Đi Hia

tuan_trananh1997@yahoo.com
Email
« Trả lời #8 vào lúc: 06:03:23 pm Ngày 19 Tháng Mười, 2013 »

Tủ lạnh là vật dụng quá quen thuộc với mỗi gia đình với chức năng giữ lạnh thức ăn, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được cấu trúc tương đối phức tạp của tủ lạnh.

                                                           

Nguyên lý cơ bản của tủ lạnh là sử dụng sự bay hơi của một chất lỏng để hấp thụ nhiệt.

Khi thử đặt một cốc nước trên da, bạn sẽ cảm thấy mát mẻ. Khi nước bay hơi, nó hấp thụ nhiệt và tạo cảm giác mát mẻ. Cồn để rửa vết thương còn mát mẻ hơn vì nó bay hơi ở nhiệt độ thấp hơn. Chất lỏng hoặc chất chất làm lạnh sử dụng trong tủ lạnh bay hơi ở nhiệt độ rất thấp, vì vậy nó có thể tạo ra nhiệt độ thấp bên trong tủ lạnh. Nếu bạn đặt chất làm lạnh trên da của bạn, nó sẽ đóng băng da của bạn thay vì bay hơi.Khi chảy qua các van tiết lưu, các chất lỏng làm lạnh chuyển từ khu vực có áp suất cao sang khu vực có áp suất thấp. Sau đó, nó ở ra và bay hơi (màu xanh nhạt). Trong khi bay hơi, nó hấp thụ nhiệt và bắt đầu làm lạnh. Dàn bay hơi cho phép các chất làm lạnh hấp thụ nhiệt, làm lạnh bênh trong tủ lạnh. Các chu kỳ được lặp đi lặp lại như vậy.

Trong bất kỳ một chiếc tủ lạnh nào, đều có năm bộ phận cơ bản:

+ Máy nén: chủ yếu là loại máy nén một hoặc hai pittong, dùng cơ cấu quay tay thanh truyền biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến qua lại của pittong. Nhiệm vụ của máy nén là: hút hết hơi môi chất lạnh tạo ra ở dàn bay hơi đồng thời duy trì áp suất cần thiết cho sự bay hơi ở nhiệt độ thấp và nén hơi từ áp suất bay hơi lên áp suất ngưng tụ, đẩy vào dàn ngưng.

+ Dàn ngưng: là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh ngưng tụ, một bên là môi trường làm mát (nước hoặc không khí). Nhiệm vụ của dàn ngưng là thải nhiệt của môi chất ngưng tụ ra ngoài môi trường. Vì thế, nó được lắp đặt: một đầu (đầu vào) được lắp vào đầu đẩy của máy nén, đầu kia (đầu môi chất lỏng ra) được lắp vào phin sấy lọc trước khi nối với ống mao. Dàn ngưng thường làm bằng sắt, đồng, có cánh tản nhiệt.

+ Dàn bay hơi: là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh, một bên là môi trường cần làm lạnh. Nhiệm vụ của dàn bay hơi là thu nhiệt của môi trường lạnh cấp cho môi chất lạnh sôi ở nhiệt độ thấp. Dàn này được lắp sau ống mao hoặc van tiết lưu, trước máy nén trong hệ thống lạnh.

+ Van tiết lưu + Chất làm lạnh: làchất lỏng dễ bay hơi đặt trong tủ lạnh để tạo nhiệt độ lạnh. Nhiều hệ thống lắp đặt công nghệ sử dụng amoniac tinh khiết như là chất làm lạnh. Nhiệt độ bay hơi của nó là khoảng -27 độ F (khoảng -32 độ C)
Cơ chế hoạt động của một tủ lạnh như sau: Máy nén nén khí làm lạnh, làm tăng áp suất và nhiệt độ của chất làm lạnh. Dàn ngưng bên ngoài tủ lạnh cho phép chất làm lạnh có thể giảm bớt nhiệt do áp suất gây ra. Các chất lạnh nguội đi, sẽ ngưng tụ thành chất lỏng tinh khiết và chảy qua các van tiết lưu.


Logged

Tận cùng của tình yêu là thù hận
Sâu thẳm trong thù hận là tình yêu
Trần Anh Tuấn
Giáo viên Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +42/-16
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 217
-Được cảm ơn: 367

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 709


Chú Mèo Đi Hia

tuan_trananh1997@yahoo.com
Email
« Trả lời #9 vào lúc: 06:31:44 pm Ngày 21 Tháng Mười, 2013 »

Chắc hẳn ai cũng biết rằng trời rét mà im gió thì dễ chịu hơn so với lúc có gió. Nhưng, không phải tất cả mọi người đều biết nguyên nhân của hiện tượng ấy. Chỉ các sinh vật mới cảm thấy giá buốt khi có gió, còn các vật vô sinh thì không.

Chẳng hạn, nhiệt kế sẽ không hề tụt xuống khi để nó ra ngoài trời đang có lốc. Trước hết, sở dĩ ta cảm thấy rét buốt trong những ngày đông có gió là vì nhiệt từ mặt ta (và nói chung là từ toàn thân) tỏa ra lúc ấy nhiều hơn hẳn lúc trời im gió. Khi đứng gió, lớp không khí bị thân thể ta làm nóng lên không được thay thế nhanh bởi lớp không khí mới, còn lạnh. Còn khi gió mạnh, thì trong một phút, càng có nhiều không khí đến tiếp xúc với da thịt ta và do đó thân thể ta càng bị lấy đi nhiều nhiệt. Chỉ một điều đó thôi cũng đủ gây ra cảm giác lạnh.

Nhưng, hãy còn một nguyên nhân khác nữa. Da chúng ta luôn luôn bốc hơi ẩm, ngay cả trong không khí lạnh cũng vậy. Để bốc hơi cần phải có nhiệt lượng, nhiệt ấy lấy từ cơ thể chúng ta và từ lớp không khí dính sát vào cơ thể chúng ta. Nếu không khí không lưu thông thì sự bốc hơi tiến hành rất chậm, bởi vì lớp không khí tiếp xúc với da sẽ rất ng no hơi nước (bão hòa). Nhưng nếu không khí lưu thông và lớp khí tiếp xúc với da luôn luôn đổi mới, thì sự bốc hơi lúc nào cũng tiến hành một cách mạnh mẽ, mà như vậy cơ thể sẽ tiêu hao rất nhiều nhiệt.

Vậy tác dụng làm lạnh của gió lớn đến mức nào? Điều này phụ thuộc vào vận tốc của gió và nhiệt độ của không khí. Nói chung, tác dụng ấy vượt xa mức mà mọi người tưởng. Bạn hãy xem một ví dụ sau để có thể hình dung được nó: Giả sử nhiệt độ của không khí là +4 độ C, nhưng không hề có gió. Trong điều kiện ấy, nhiệt độ của da chúng ta là 31 độ C. Nếu bây giờ có một luồng gió nhẹ thổi qua, vừa đủ lay động lá cờ nhưng chưa đủ làm rung chuyển lá cây (khoảng 2m/giây), thì nhiệt độ da chúng ta giảm đi 7 độ C. Còn khi gió làm ngọn cờ phấp phới bay (vận tốc 6m/giây) thì da chúng ta lạnh mất 22 độ C, nhiệt độ của da chỉ xuống còn 9 độ C!




Logged

Tận cùng của tình yêu là thù hận
Sâu thẳm trong thù hận là tình yêu
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.