11:21:08 pm Ngày 26 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Một sợi dây nhẹ không dãn có chiều dài 1,5m được cắt thành hai con lắc đơn có chiều dài khác nhau. Kích thích cho hai con lắc dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g=9,8m/s2 . Hình vẽ bên là đồ thị phụ thuộc thời gian của các li độ góc của các con lắc. Tốc độ dao động cực đại của vật nặng con lắc (2) gần giá trị nào nhất sau đây?                            
 Hãy chọn câu đúng? Một con lắc đơn dao động với biên độ góc nhỏ. Chu kì của con lắc không thay đổi khi
Một sợi dây đàn hồi dài 1,6 m với hai đầu cố định đang có sóng dừng. Biết tần số của sóng là 10" " Hz, tốc độ truyền sóng trên dây là 4 m/s. Số bụng và nút sóng trên dây là
Phát biểu nào sau đây là không đúng? Cho các chùm ánh sáng sau: trắng, đỏ, vàng, tím.
Khi nói về sóng cơ học, phát biểu nào dưới đây là sai?


Trả lời

Bài toán về mạch dao động LC Khó cần giải đáp

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài toán về mạch dao động LC Khó cần giải đáp  (Đọc 2946 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
dan_dhv
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 27
-Được cảm ơn: 3

Offline Offline

Bài viết: 12


Email
« vào lúc: 05:51:20 pm Ngày 27 Tháng Tư, 2013 »

Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm hai tụ mắc song song nhau và mắc song song với cuộn cảm thuần. Điện dung của hai tụ điện tương ứng là C1 và C2 với C2 = 2.C1, Độ tự cảm L = 5 mH. Mạch đang dao động điện từ tự do. Lúc cường độ dòng điện chạy qua tụ C1 là 0,04 A thì năng lượng của tụ C2 là [tex]13,5.10^{-6} J[/tex] . Cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm bằng.
A. 0,133 A
B. 0,108 A
C. 0,18 A
D. 0,15 A


Logged


vinci
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 38
-Được cảm ơn: 18

Offline Offline

Bài viết: 35


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 08:40:26 pm Ngày 27 Tháng Tư, 2013 »

Hai tụ mắc song song nên hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi tụ là bằng nhau, dẫn đến độ biến thiên hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi tụ là như nhau trong cùng một khoảng thời gian. Gọi:[tex]i_1=0,04A; W_2=13,5.10^{-6}J; L=5.10^{-3}H[/tex]
Ta có:
[tex]\frac{i_1}{i_2}=\frac{\Delta U.C_1}{\Delta U.C_2}=\frac{1}{2}\Rightarrow i=i_1+i_2=0.12(A)[/tex]
Năng lượng của cuộn cảm tại thời điểm đang xét là:
[tex]W_t=\frac{Li^2}{2}=36.10^{-6} (J)[/tex]
Ta có
[tex]\frac{W_1}{W_2}=\frac{\frac{C_1U^2}{2}}{\frac{C_2U^2}{2}}=\frac{C_1}{C_2}=\frac{1}{2}\Rightarrow W_d=W_1+W_2=\frac{3}{2}W_2=20,25.10^{-6} (J)[/tex]
Cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm là:
[tex]I_0=\sqrt{\frac{2W}{L}}=\sqrt{\frac{2(W_t+W_d)}{L}}=0,15A[/tex]
Đáp án D
« Sửa lần cuối: 08:45:19 pm Ngày 27 Tháng Tư, 2013 gửi bởi vinci »

Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 08:54:58 pm Ngày 27 Tháng Tư, 2013 »

Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm hai tụ mắc song song nhau và mắc song song với cuộn cảm thuần. Điện dung của hai tụ điện tương ứng là C1 và C2 với C2 = 2.C1, Độ tự cảm L = 5 mH. Mạch đang dao động điện từ tự do. Lúc cường độ dòng điện chạy qua tụ C1 là 0,04 A thì năng lượng của tụ C2 là [tex]13,5.10^{-6} J[/tex] . Cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm bằng.
A. 0,133 A
B. 0,108 A
C. 0,18 A
D. 0,15 A
C1//C2 ==>uc1=uc2 và Uoc1=Uoc2 và do c2=2c1 ==> [tex]2W_{c1}=W_{c2} ==> W_{c1} = 6,75.10^{-6}(J)[/tex]
Mặt khác
[tex]Io1.Zc1=Io2.Zc2 ==> Io2=2Io1 ==> i1=i2/2[/tex]
 ==> [tex]i = i1+i2=3i1=0,12[/tex]
ĐLBTNL [tex]1/2.LIo^2=1/2Li^2+Wc1+Wc2 ==> Io=0,15A[/tex]


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.