10:29:34 am Ngày 26 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc:
Đặt điện áp u=1502cos100πt   (V) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở 60 Ω, cuộn dây (có điện trở thuần) và tụ điện. Công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch bằng 250 W. Nối hai bản tụ điện bằng một dây dẫn có điện trở không đáng kể. Khi đó, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây và bằng 503 V. Dung kháng của tụ điện có giá trị bằng
Theo định luật Ôm cho toàn mạch (mạch kín gồm nguồn và điện trở) thì cường độ dòng điện trong mạch kín
Một ròng rọc có bán kính 10cm, có mômen quán tính đối với trục là $$I = 10^{ - 2} kg.m^2 $$. Ban đầu ròng rọc đang đứng yên, tác dụng vào ròng rọc một lực không đổi F = 2N tiếp tuyến với vành ngoài của nó. Gia tốc góc của ròng rọc là
Hai nguyên tử A và B là đồng vị của nhau, hạt nhân của chúng có cùng


Trả lời

Phá án nhờ VẬT LÝ

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phá án nhờ VẬT LÝ  (Đọc 2314 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Trần Anh Tuấn
Giáo viên Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +42/-16
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 217
-Được cảm ơn: 367

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 709


Chú Mèo Đi Hia

tuan_trananh1997@yahoo.com
Email
« vào lúc: 12:15:34 am Ngày 22 Tháng Tư, 2013 »

Hôm nay dạo qua Trang chủ thấy cái này nghe vui vui ảo ảo xin được trích lại đây cho các bạn cùng đọc
Hóa ra cách tốt nhất để hiểu rõ cơ sở khoa học của những vết máu vấy trên hiện trường vụ án cũng lại là khoa học! Với sự tài trợ từ Bộ Tư pháp Hoa Kì, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Iowa đang chuyển hướng sang vật lí học để giảm sai số và phỏng đoán trong các phân tích hiện trường nhuốm máu.

Các vệt máu có khả năng cho biết rất nhiều về tội phạm – cự li máu loang ra, hướng nó chảy, và đôi nét về bản chất của cuộc vật lộn sinh tồn đã xảy ra. Nhưng các phương pháp hiện có không thành công cho lắm. Một báo cáo khoa học pháp lí của Ủy ban Nghiên cứu Quốc gia (Mĩ) năm 2009 đã trình bày sự thất vọng với tình trạng phân tích mẫu vết máu hiện nay, lưu ý rằng các kĩ thuật viên đang dựa trên các số đo chủ quan chứ không khách quan.

Vậy giải pháp của các nhà nghiên cứu Iowa là gì? Đó là mô hình toán học mô tả vết vấy máu. Để nghiên cứu, các nhà khoa học đã nhỏ giọt, phun, xịt, và vấy máu ngựa lên trên giấy trắng, đồng thời họ ghi lại quá trình với một camera tốc độ cao. Từ đó, họ sử dụng vật lí cơ học chất lưu và một mô hình tính toán để xây dựng mô hình cho biết máu loang và vấy như thế nào trên đất.

Đây không phải là nỗ lực duy nhất từ trước đến nay hướng tới cải thiện kĩ thuật pháp y vết máu. Những nỗ lực trước đây bao gồm việc sử dụng protein để tìm những vết máu ẩn, tái hiện kích cỡ giọt máu bằng kĩ thuật quét laser và nhiếp ảnh kĩ thuật số, và thu hẹp tuổi của chủ nhân của vết máu bằng cách đếm số tế bào bạch cầu.

Với việc tạo ra và phân tích vết vấy máu trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học tại Iowa đã sáng tạo ra một chỉ dẫn và một chương trình hỗ trợ những người làm việc trong ngành để cung cấp thêm một biến số cho những thông tin còn thiếu của vụ án.
                                                                
                                                                                                                                                  Nguồn: Popular Science


Logged



Tận cùng của tình yêu là thù hận
Sâu thẳm trong thù hận là tình yêu
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.