Quả cầu nhỏ chạm mặt nước tại O và dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Từ O có những gợn sóng tròn lan rộng ra xung quanh. Biết phần tử tại điểm M trên mặt nước, cách O một khoảng OM = 2 cm, dao động với phương trình uM = 4cos40πt, t tính bằng giây. Bỏ qua mọi mất mát năng lượng, tốc truyền sóng trên mặt nước là 80 cm/s. Tốc độ dao động của phần tử tại điểm N trên mặt nước, cách O một khoảng ON =8 cm, tại thời điểm t = 1/240 s là
40π√3 mm/s
80π mm/s
40π√2 mm/s
40π mm/s
theo thầy thì thế này:
[tex]T=\frac{1}{20}s : \lambda =4cm[/tex]
độ lêch pha của M và O[tex]\Delta \varphi _{OM}=\frac{2\Pi d}{\lambda }=\pi[/tex] M ngược pha O
độ lệch pha N và O [tex]\Delta \varphi _{NO}=4\pi[/tex] N cùng pha với O
M nằm gần nguồn hơn nên M sớm pha hơn N
em biểu diễn lên đường tròn thì sẽ thấy tại thời điểm t=[tex]\frac{1}{240}s=\frac{T}{12}\rightarrow[/tex] N đang ở vị trí [tex]x=\frac{a\sqrt{3}}{2}\rightarrow v=w\sqrt{a^{2}-x^{2}}=80\pi[/tex]