05:58:16 am Ngày 27 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ khối lượng m = 250 g và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng 100 N/m. Con lắc dao động cưỡng bức theo phương trùng với trục của lò xo dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn F = F0cosωt (N). Khi thay đổi ω thì biên độ dao động của viên bi thay đổi. Khi ω lần lượt là 10 rad/s và 15 rad/s thì biên độ dao động của viên bi tương ứng là A1 và A2. So sánh A1 và A2.
Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,4 μm; 0,48 μm vào hai khe của thí nghiệm Iâng. Biết khoảng cách giữa hai khe là 1,2 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là 3 m. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vị trí có màu cùng màu với vân sáng trung tâm là:
Một con lắc lò xo gồm lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 30 cm. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương nằm ngang thì chiều dài cực đại của lò xo là 38 cm. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai thời điểm động năng bằng n lần thế năng và thế năng bằng n lần động năng là 4 cm. Giá trị lớn nhất của n gần với giá trị nào nhất sau đây?
Vật thật qua thấu kính mỏng cho ảnh ảo lớn hơn vật. Gọi O là quang tâm của thấu kính và F là tiêu điểm vật chính của thấu kính. Nhận định nào sau đây là đúng:
Một sóng truyền theo trục Ox với phương trình u = acos(4πt – 0,02πx) (u và x tính bằng cm, t tính bằng giây). Tốc độ truyền của sóng này là


Trả lời

Bài tập cân bằng của vật rắn có trục quay cố định

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài tập cân bằng của vật rắn có trục quay cố định  (Đọc 11672 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
nguyenhangbg
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 4


Email
« vào lúc: 10:39:43 pm Ngày 20 Tháng Giêng, 2013 »

Bài 1:Thanh OA đồng chất tiết diện đều dài 1m, trọng lực P=8N, thanh có thể quay quanh mặt phẳng thẳng đứng xung quanh bản lề O gắn vào tường. Để thanh nằm ngang, đầu A của thanh được giữ bởi dây DA hợp với tường góc 45độ. Dây chỉ chịu tác dụng của lực căng tối đa T=20căn2 N
a, Hỏi ta có thể treo vật nặng p1=20N tại điểm B trên thanh xa bản lề O nhất là bao nhiêu cm?
b, Xác định giá trị và độ lớn của phản lực Q của thanh lên bản lề ứng với giá trị B vừa tìm?

Bài 2:Thanh AB đồng chất, tiết diện đều nằm ngang nặng 200N có thể quay quanh một bản lề cố định. Đầu mút B được kéo nhờ một quả nặng P1=300N và sợi dây vắt qua ròng rọc. Tại 1 điểm cách đầu mút B một đoạn a=10cm được treo tải trọng P2=600N. Hỏi thanh AB phải có độ dài bằng bao nhiêu để nó nằm cân bằng?

Em cảm ơn rất nhiều ạ!


Logged


Trần Anh Tuấn
Giáo viên Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +42/-16
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 217
-Được cảm ơn: 367

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 709


Chú Mèo Đi Hia

tuan_trananh1997@yahoo.com
Email
« Trả lời #1 vào lúc: 12:53:53 am Ngày 23 Tháng Giêng, 2013 »

Bài 1:Thanh OA đồng chất tiết diện đều dài 1m, trọng lực P=8N, thanh có thể quay quanh mặt phẳng thẳng đứng xung quanh bản lề O gắn vào tường. Để thanh nằm ngang, đầu A của thanh được giữ bởi dây DA hợp với tường góc 45độ. Dây chỉ chịu tác dụng của lực căng tối đa T=20căn2 N
a, Hỏi ta có thể treo vật nặng p1=20N tại điểm B trên thanh xa bản lề O nhất là bao nhiêu cm?
b, Xác định giá trị và độ lớn của phản lực Q của thanh lên bản lề ứng với giá trị B vừa tìm?
Bạn tham khảo cách giải của mình
a)Xem hình vẽ đính kèm . L=1m
T là lực căng dây ,
F là hợp lực của P và P1
Đặt OB=x
Áp dụng theo quy tắc mô men , chọn O là trục quay ta có

[tex]T.L.sin45=P_{1}.x+mg.\frac{L}{2}[/tex]

Suy ra : [tex]T=\frac{P_{1}.x+mg.\frac{L}{2}}{L.sin45}[/tex]

Đến đây ta có :  [tex]T\leq 20\sqrt{2}[/tex]

Dễ dàng giải ra ta có : [tex]x\leq 0,8m[/tex]

b) Ta tìm hợp lực của hai lực [tex]P_{1}[/tex] và [tex]P[/tex] gọi là lực F
Áp dụng quy tắc hợp lực song song cùng chiều ,
[tex]P_{1}+P=F[/tex] [tex]\Rightarrow F=28N[/tex]

Như vậy thanh chỉ còn 3 lực tác dụng là F , Q, T . 3 lực này đồng phẳng và đồng quy tại một điểm C trên dây
3 lực này cân bằng hợp thành một tam giác lực , có góc giữa F và T là 45 độ
Áp dụng định lý hàm số côsin ta có : [tex]Q^{2}=T^{2}+F^{2}-2T.F.cos45[/tex]
[tex]\Rightarrow Q\approx 21,5N[/tex]









Logged

Tận cùng của tình yêu là thù hận
Sâu thẳm trong thù hận là tình yêu
Trần Anh Tuấn
Giáo viên Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +42/-16
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 217
-Được cảm ơn: 367

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 709


Chú Mèo Đi Hia

tuan_trananh1997@yahoo.com
Email
« Trả lời #2 vào lúc: 01:11:41 am Ngày 23 Tháng Giêng, 2013 »

Bài 2:Thanh AB đồng chất, tiết diện đều nằm ngang nặng 200N có thể quay quanh một bản lề cố định. Đầu mút B được kéo nhờ một quả nặng P1=300N và sợi dây vắt qua ròng rọc. Tại 1 điểm cách đầu mút B một đoạn a=10cm được treo tải trọng P2=600N. Hỏi thanh AB phải có độ dài bằng bao nhiêu để nó nằm cân bằng?
Bài này đề bài bạn cho làm mình cũng không được rõ ràng cho lắm , chắc hẳn bản lề này phải đặt ở A phải không ?
Nếu đặt ở A thì sẽ giải thế này , bạn tham khảo cùng hình vẽ đính kèm  .
Điểm C cách B một đoạn a=0,1m
Gọi độ dài thanh AB là x . Dễ dàng chứng minh được T=P1
Áp dụng quy tắc mô men với trục quay là A ta có
[tex]P.\frac{x}{2}+P_{2}.(x-0,1)= P_{1}.x[/tex]
Giải phương trình ra được x = 0,15 m



Logged

Tận cùng của tình yêu là thù hận
Sâu thẳm trong thù hận là tình yêu
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.