02:43:23 pm Ngày 30 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Sóng điện từ và sóng cơ học không có cùng tính chất
Một khung dây dẫn hình chữ nhật không bị biến dạng được đặt trong một từ trường đều ở vị trí (1) mặt phẳng khung dây song song với các đường sức từ. Sau đó, cho khung dây quay 900 đến vị trí (2) vuông góc với các đường sức từ. Khi quay từ vị trí (1) đến vị trí (2)
Chất nào dưới đây bị nung nóng phát ra quang phổ vạch phát xạ ?
Một con lắc đơn gồm quả cầu tích điện dương 100 μ C, khối lượng 100g buộc vào sợi dây mảnh cách điện dài 1,5m. Con lắc được treo trong điện trường đều 5000V/m, véc tơ cường độ điện trường thẳng đứng hướng xuống. Cho . Chu kì dao động nhỏ của con lắc trong điện trường
Một electron sau khi được tăng tốc bởi hiệu điện thế U = 40 V, bay vào một vùng từ trường đều có hai mặt biên phẳng song song, bề dày h = 10 cm. Vận tốc của electron vuông góc với cả cảm ứng từ  lẫn hai biên của vùng. Với giá trị nhỏ nhất Bmin của cảm ứng từ bằng bao nhiêu thì electron không thể bay xuyên qua vùng đó? Cho biết tỉ số độ lớn điện tích và khối lượng của electron là γ = 1,76.10-11 C/kg


Trả lời

Bài dao động + va chạm cần giúp đỡ

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài dao động + va chạm cần giúp đỡ  (Đọc 1153 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
thesea
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 68
-Được cảm ơn: 7

Offline Offline

Bài viết: 79


Email
« vào lúc: 06:15:00 pm Ngày 19 Tháng Mười Hai, 2012 »

Nhờ các thầy cô và các bạn giải giúp bài sau:
Một cân lò xo, đĩa cân có khối lượng m=0,025kg, lò xo có độ cứng k=15,3 N/m, khối lượng lò xo không đáng kể. một vật có khối lượng mo=50g được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h=9cm so với đĩa cân. coi va chạm giữa vật và đĩa cân là hoàn toàn không đàn hồi. xác định biên độ dao động của đĩa cân và độ dời xa nhất của đĩa cân so với lúc đầu, lấy g=10m/s2.
Em xin cảm ơn


Logged


Nguyễn Tấn Đạt
Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +50/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 63
-Được cảm ơn: 885

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1029



Email
« Trả lời #1 vào lúc: 10:41:01 pm Ngày 19 Tháng Mười Hai, 2012 »

Nhờ các thầy cô và các bạn giải giúp bài sau:
Một cân lò xo, đĩa cân có khối lượng m=0,025kg, lò xo có độ cứng k=15,3 N/m, khối lượng lò xo không đáng kể. một vật có khối lượng mo=50g được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h=9cm so với đĩa cân. coi va chạm giữa vật và đĩa cân là hoàn toàn không đàn hồi. xác định biên độ dao động của đĩa cân và độ dời xa nhất của đĩa cân so với lúc đầu, lấy g=10m/s2.
Em xin cảm ơn

Khi chỉ có đĩa cân, tại vị trí cân bằng lò xo bị nén: [tex]\Delta l_1=\frac{mg}{k}=1,634cm[/tex]

Khi lò xo gồm m và mo thì tại vị trí cân bằng lò xo nén: [tex]\Delta l_2=\frac{(m+m_0)g}{k}=4,902cm[/tex]

Vậy tại vị trí va chạm, hệ vật có độ lớn li độ [tex]\left|x \right|=4,902-1,634=3,268cm[/tex]

Tốc độ vật m0 ngay trước va chạm: [tex]v_0=\sqrt{2gh}=\sqrt{1,8}m/s[/tex]

Bảo toàn động lượng =>Tốc độ hệ vật ngay sau khi va chạm: [tex]v=\frac{m_0v_0}{(m+m_0)}=0,894m/s[/tex]

=> [tex]A=\sqrt{x^2+\frac{v^2}{\omega ^2}}=7,064cm[/tex]

Độ dời xa nhất = 3,268+7,064=10,332cm

 Bài tập này xem như cân đang ở vị trí cân bằng thì bị va chạm mềm.






« Sửa lần cuối: 10:43:15 pm Ngày 19 Tháng Mười Hai, 2012 gửi bởi Nguyễn Tấn Đạt »

Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.