12:15:34 pm Ngày 25 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,2 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng 600 nm. Khoảng cách giữa 2 vẫn sáng liên tiếp trên màn là 
Trong đoạn mạch xoay chiều, chỉ số của Ampe kế cho biết giá trị nào của dòng điện?
Một vật dao động điều hòa với phương trình x1=8cos5πt-π6. Khoảng thời gian mà vận tốc và gia tốc của vật cùng nhận giá trị dương trong một chu kì là
Ba điểm O, A, B cùng nằm trên một đường thẳng xuất phát từ O. Tại O   đặt một nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 100 dB, tại B là 60 dB. Mức cường độ âm tại điểm M thuộc AB với AM = 4MB gần nhất với giá trị nào sau đây?
Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện C. Nếu dung kháng ZC = R thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở luôn


Trả lời

Nhờ các thầy làm rõ về giao thoa sóng âm

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhờ các thầy làm rõ về giao thoa sóng âm  (Đọc 19477 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
ngovdang
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 13
-Được cảm ơn: 4

Offline Offline

Bài viết: 21


Email
« vào lúc: 10:57:52 pm Ngày 05 Tháng Mười Hai, 2012 »

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO     KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH HẢI DƯƠNG
         HẢI DƯƠNG                                                  Lớp 12 THPT năm học 2011- 2012
                                                                          
                                                                             Môn thi: VẬT LÝ
                                                                    Thời gian làm bài: 180phút
Câu 3(2 điểm)
Hai nguồn âm điểm phát sóng cầu đồng bộ với tần số f = 680(Hz) được đặt tại A và B cách nhau 1(m) trong không khí. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340(m/s). Bỏ qua sự hấp thụ âm của môi trường.
1)   Gọi I là trung điểm của AB, P là điểm nằm trên trung trực của AB ở gần I nhất dao động ngược pha với I. Tính khoảng cách AP.
2)   Gọi O là điểm nằm trên trung trực của AB cách AB 100(m). Và M là điểm nằm trên đường thẳng qua O song song với AB, gần O nhất mà tại đó nhận được âm to nhất. Cho rằng AB << OI. Tính khoảng cách OM.
Theo em hiểu sóng âm trong không khí là sóng cầu và là sóng dọc thì phương dao động của các phần tử trùng với phương truyền sóng . Vậy một điểm trong không khí nằm ngoài đường thẳng nối hai nguồn thì hai dao động thành phần sẽ khác phương thì làm sao ta có thể tổng hợp được, nghĩa là không xảy ra giao thoa sóng.Nhờ các thầy giải thích rõ vấn đề này giúp em ạ.
« Sửa lần cuối: 12:34:09 pm Ngày 06 Tháng Mười Hai, 2012 gửi bởi Điền Quang »

Logged


Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 12:14:26 pm Ngày 06 Tháng Mười Hai, 2012 »

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO     KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH HẢI DƯƠNG
         HẢI DƯƠNG                                                  Lớp 12 THPT năm học 2011- 2012
                                                                          
                                                                             Môn thi: VẬT LÝ
                                                                    Thời gian làm bài: 180phút
Câu 3(2 điểm)
Hai nguồn âm điểm phát sóng cầu đồng bộ với tần số f = 680(Hz) được đặt tại A và B cách nhau 1(m) trong không khí. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340(m/s). Bỏ qua sự hấp thụ âm của môi trường.
1)   Gọi I là trung điểm của AB, P là điểm nằm trên trung trực của AB ở gần I nhất dao động ngược pha với I. Tính khoảng cách AP.
2)   Gọi O là điểm nằm trên trung trực của AB cách AB 100(m). Và M là điểm nằm trên đường thẳng qua O song song với AB, gần O nhất mà tại đó nhận được âm to nhất. Cho rằng AB << OI. Tính khoảng cách OM.
Theo em hiểu sóng âm trong không khí là sóng cầu và là sóng dọc thì phương dao động của các phần tử trùng với phương truyền sóng . Vậy một điểm trong không khí nằm ngoài đường thẳng nối hai nguồn thì hai dao động thành phần sẽ khác phương thì làm sao ta có thể tổng hợp được, nghĩa là không xảy ra giao thoa sóng.Nhờ các thầy giải thích rõ vấn đề này giúp em ạ.
ĐK giao thoa :
2 nguồn dao động cùng phương, cùng tần số, độ lệch pha không đổi theo TG là được, chứ đâu nó đến gì phương dao động các phần tử đâu.
« Sửa lần cuối: 12:45:20 pm Ngày 06 Tháng Mười Hai, 2012 gửi bởi Điền Quang »

Logged
ngovdang
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 13
-Được cảm ơn: 4

Offline Offline

Bài viết: 21


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 04:18:05 pm Ngày 06 Tháng Mười Hai, 2012 »

Thầy ơi các kết luận rút ra từ hiện tượng giao thoa có phải thực chất là ta đã áp dụng các công thức về tổng hợp dao động và để có giao thoa thì biên độ và phương dao động tổng hợp tại mỗi điểm phải xác định, tại mỗi điểm bây giờ hai dao động thành phần không cùng phương nữa thì ly độ dao động tổng hợp sẽ như thế nào, phương dao động tổng hợp sẽ như thế nào ạ, các điểm thỏa mãn 2 sóng thành phần ngược pha nhưng có luôn thỏa mãn vecto(u1)+vecto(u2)=0.
Em nhờ các thầy giải thích rõ hơn giúp em được không ạ. Em xin cảm ơn!


Logged
vinci
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 38
-Được cảm ơn: 18

Offline Offline

Bài viết: 35


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 09:37:22 pm Ngày 10 Tháng Mười Hai, 2012 »

Mình nghĩ là đề bài cho điều kiện OI>>AB để giải đáp khúc mắc của bạn đấy
Khi đó góc AOB rất nhỏ và có thể coi OA và OB trùng nhau.


Logged
hoanlan
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 11
-Được cảm ơn: 3

Offline Offline

Bài viết: 20


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 11:29:08 pm Ngày 13 Tháng Mười Hai, 2012 »

Mình nghĩ là đề bài cho điều kiện OI>>AB để giải đáp khúc mắc của bạn đấy
Khi đó góc AOB rất nhỏ và có thể coi OA và OB trùng nhau.
bạn vince nói đúng đấy!


Logged
Nguyễn Văn Cư
Giáo viên
Moderator
Thành viên tích cực
*****

Nhận xét: +6/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 10
-Được cảm ơn: 98

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 142



Email
« Trả lời #5 vào lúc: 11:41:15 pm Ngày 13 Tháng Mười Hai, 2012 »

ĐK giao thoa :
2 nguồn dao động cùng phương, cùng tần số, độ lệch pha không đổi theo TG là được, chứ đâu nó đến gì phương dao động các phần tử đâu.

Theo tôi ý trên chưa chính xác vì:

Tại một điểm trong trường giao thoa thực chất là tổng hợp hai DĐĐH nên trong chương trình PT để tổng hợp dc thì 2 dao động tại đó vẫn phải cùng phương. Nếu khác phương thì tổng hợp lại điểm đó sẽ chuyển động trên quỹ đạo phức tạp(VD trường hợp đơn giản nhất: hai dao động thành phần trên hai phương vuông góc nhau x =Acoswt còn y=Bcoswt thì điểm đó sẽ chuyển động trên đường elip) VÌ vậy đề cho OI>>AB nhằm coi gần đúng hai dao động tp tại đó cùng phương.
« Sửa lần cuối: 10:17:19 am Ngày 28 Tháng Giêng, 2013 gửi bởi Nguyễn Văn Cư »

Logged
thevinh1304
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 7
-Được cảm ơn: 8

Offline Offline

Bài viết: 18


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 01:42:18 pm Ngày 21 Tháng Mười Hai, 2012 »


Câu 3(2 điểm)
Hai nguồn âm điểm phát sóng cầu đồng bộ với tần số f = 680(Hz) được đặt tại A và B cách nhau 1(m) trong không khí. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340(m/s). Bỏ qua sự hấp thụ âm của môi trường.
1)   Gọi I là trung điểm của AB, P là điểm nằm trên trung trực của AB ở gần I nhất dao động ngược pha với I. Tính khoảng cách AP.
2)   Gọi O là điểm nằm trên trung trực của AB cách AB 100(m). Và M là điểm nằm trên đường thẳng qua O song song với AB, gần O nhất mà tại đó nhận được âm to nhất. Cho rằng AB << OI. Tính khoảng cách OM.
Theo em hiểu sóng âm trong không khí là sóng cầu và là sóng dọc thì phương dao động của các phần tử trùng với phương truyền sóng . Vậy một điểm trong không khí nằm ngoài đường thẳng nối hai nguồn thì hai dao động thành phần sẽ khác phương thì làm sao ta có thể tổng hợp được, nghĩa là không xảy ra giao thoa sóng.Nhờ các thầy giải thích rõ vấn đề này giúp em ạ.
Việc học hiểu bản chất như cậu là rất tốt!!! Cấp 3 mà, học thế dễ chết lắm.


Logged
Messi_ndt
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 44
-Được cảm ơn: 23

Offline Offline

Bài viết: 25


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 05:07:09 pm Ngày 03 Tháng Giêng, 2013 »

Em nghĩ Tại M nghe rõ nhất là khi hai sống từ A và từ B đến cùng pha, khi đó để cho MO nhỏ nhất thì
[tex]MB-MA=\lamda=0,5[/tex]. giải ra MO gần bằng 58m. Mong mọi người cho ý kiến ạ.


Logged
tmnt_53
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 38
-Được cảm ơn: 8

Offline Offline

Bài viết: 44


Email
« Trả lời #8 vào lúc: 06:49:54 pm Ngày 11 Tháng Năm, 2013 »

Em nghĩ Tại M nghe rõ nhất là khi hai sống từ A và từ B đến cùng pha, khi đó để cho MO nhỏ nhất thì
[tex]MB-MA=\lamda=0,5[/tex]. giải ra MO gần bằng 58m. Mong mọi người cho ý kiến ạ.

Chuyển bài này về giao thoa Young thì được kết quả là 50m
[tex]i=\frac{\lambda D}{a}[/tex]


Logged
Redstar96
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 5
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 4


Email
« Trả lời #9 vào lúc: 11:58:50 pm Ngày 07 Tháng Ba, 2014 »

Mình mới tham gia diễn đàn mong các bạn,các thầy giúp đỡ
Cho mình hỏi ở giao thoa sóng nước, 2 nguồn lệch pha thì đường trung trực nối 2 nguồn là cđ hay ct


Logged
Ngọc Anh
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +24/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 170
-Được cảm ơn: 199

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 351



Email
« Trả lời #10 vào lúc: 06:18:03 am Ngày 08 Tháng Ba, 2014 »

Mình mới tham gia diễn đàn mong các bạn,các thầy giúp đỡ
Cho mình hỏi ở giao thoa sóng nước, 2 nguồn lệch pha thì đường trung trực nối 2 nguồn là cđ hay ct

Khi 2 nguồn ngược pha thì trung trực là cực tiểu nhé bạn


Logged

Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan
tabaothang97@gmail.com
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 6

Offline Offline

Bài viết: 14


Email
« Trả lời #11 vào lúc: 03:01:18 pm Ngày 02 Tháng Sáu, 2014 »

bạn coi giao thoa sóng âm cachs làm giống giao thoa ánh sáng nhé


Logged
thuvienkhoahoc
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« Trả lời #12 vào lúc: 11:07:18 am Ngày 03 Tháng Mười Hai, 2019 »

Nếu bạn nào cần ôn tập lại lý thuyết sóng cơ học là gì? các loại sóng cơ trong chương trình vật lý phổ thông tham khảo thêm nha.


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.