có 1 thắc mắc mong cả nhà chỉ giúp :
đọc 1 số sách mình thấy nó bảo thể tích khí thì bằng thể tích bình chứa nó .
nhưng khi làm bài tập cụ thể là bài này (trong sgk vl 10 nc bai 6.22) :tính khối lượng không khí thoát ra khỏi một căn phòng có thể tích V= 60m^3 khi tăng nhiệt độ từ 280K đến 300K ở áp suát chuẩn. cho biết khối lượng riêng của không khí ở ĐKTC là 1,29kg/m^3
mình thấy có luồn 2 cách giải như sau :
cách 1 : dùng phương trình claperon-ml cho khí trong bình và giải theo luồn này thì V không đổi .
cách 2 : dùng phương trình trạng thái cho từng trạng thái và mỗi trạng thái thì V lại thay đổi ....
xin cả nhà chỉ giúp mình ruốt cuộc là cái V này nó có đổi không ....hay mình hiểu sai chỗ nào ...
mình chỉ mới làm cách 1 và đã ra đáp số còn cách 2 thì mình tham khảo ở trang này :http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=100538
Cách giải 1: dùng PT mendeleep cho khối khí ở trong bình ở nhiệt độ trước và sau.do vậy khối khí trong bình có thể tích đúng bằng thể tích bình chứa, nhưng số phân tử khí trong 2 TH là khác nhau, hay nói đúng hơn KL khí trong 2 TH là khác nhau.như vậy có thể nói cách 1 là dùng PT mendeleep cho 2 khối khí.
Cách giải 2: Trạng thái khối khí thay đổi nhưng khối lượng của nó không thay đổi hay nói đúng hơn là C2 khảo sát có 1 khối khí nhưng ở 2 trạng thái khác nhau (TT1 ở nhiệt độ 1 có thể tích là Vbình, TT2 khí nở ra(do bình hở) thể tích V>Vbinh)