11:40:27 pm Ngày 23 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Một sóng điện từ đang lan truyền trong không gian từ Bắc vào Nam. Biết tại một thời điểm cường độ điện trường có giá trị bằng E02 và đang giảm, biết chiều của cường độ điện trường tại thời điểm đó là từ Đông sang Tây. Sau đó T/4 thì giá trị của cảm ứng từ là bao nhiêu và hướng theo chiều nào?
Một nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng Em sang trạng thái dừng EnEm
Hai điện tích điểm có độ lớn điện tích tổng cộng là 3.10-5C khi đặt chúng cách nhau 1 m trong không khí thì chúng đẩy nhau bằng lực 1,8 N. Điện tích của chúng là
Chỉ ra những việc làm đúng trong việc thực hiện các qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm?
Trong các tia phóng xạ sau, tia nào là dòng các hạt không mang điện


Trả lời

1 bài động học chất điểm (VLDC) cần giúp đỡ.

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 1 bài động học chất điểm (VLDC) cần giúp đỡ.  (Đọc 3708 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
tieuquy_tantn
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 14
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 29


Email
« vào lúc: 02:53:40 pm Ngày 27 Tháng Mười, 2012 »

Thầy, cô và các bạn giúp em bài nay với.

1.một vật được ném lên từ mặt đất với vân tốc đầu Vo hợp với phương nằm ngang 1 góc [tex]\alpha[/tex] .bỏ qua sức cản của không khí,hãy xác định.
a, góc [tex]\alpha \alpha[/tex] để chiều cao đạt cực đại.
b,bán kính cong tại gốc và tại đỉnh quỹ đạo.



Logged


Phạm Đoàn
Giáo Viên
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +3/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 16
-Được cảm ơn: 92

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 134



Email
« Trả lời #1 vào lúc: 07:48:15 pm Ngày 27 Tháng Mười, 2012 »

Bài này tieuquy_tantn có thể giải như sau:
trước hết tâ phân tích tính chất chuyển động của vật theo hai phương Ox và Oy.
theo phương Ox: do bỏ qua mọi lực cản nên theo phương này vật chuyển động thẳng đều
+ với vận tốc [tex]v_{x}=v_{0x}=v_{0}.cos\alpha[/tex]
+ phương trình chuyển động: [tex]x=v_{0}cos\alpha .t[/tex]
Theo phương Oy: do vật luôn chịu tác dụng của trọng lực nên chuyển động của vật là chuyển động biến đổi đều với gia tốc g (đây cũng chình là gia tốc toàn phần của vật).
Xét quá trình vật đang đi lên ta có:
+ vận tốc: [tex]v_{y}=v_{0y}-gt=v_{0}sin\alpha -gt[/tex]
+ phương trình chuyển động: [tex]y=v_{0y}t-\frac{1}{2}.gt^{2}=v_{0}sin\alpha t-\frac{1}{2}.gt^{2}[/tex]

* Khi vật lên đến độ cao cực đại ([tex]v_{y}=0[/tex]) thì quãng đường vật đi được là: [tex]s=y_{max}=\frac{(v_{0}sin\alpha _{0})^{2}}{2g}[/tex]
Suy điều kiện để vật có độ cao cực đại là: [tex]sin\alpha _{0}=1\Leftrightarrow \alpha _{0}=90^{0}[/tex] tức là vật được ném lên theo phương thẳng đứng. (kết quả này hoàn toàn phù hợp nếu xét theo bảo toàn năng lượng).

b. Giả sử tại một thời điểm t trong quá trình chuyển động vecto vận tốc hợp với phương ngang một góc [tex]\alpha[/tex]
Vì gia tốc toàn phần của vật chính là gia tốc trọng trường (vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực) nên ta có: [tex]\vec{g}=\vec{a_{n}}+\vec{a_{t}}[/tex]
với an và at lần lượt là gia tốc pháp tuyến và tiếp tuyến của vật.
Nhìn trên hình ta thấy: [tex]a_{n}=gcos\alpha ; a_{t}=gsin\alpha[/tex]
suy ra bán kính cong của quỹ đạo tại vị trí đang xét là: [tex]R=\frac{v^{2}}{a_{n}}=\frac{v^{2}}{gcos\alpha}[/tex]

Áp dụng cho vị trí ban đầu ta có: [tex]v=v_{0}; \alpha =\alpha _{0}\Rightarrow R=\frac{v_{0}^{2}}{gcos\alpha _{0}}[/tex]
Tại vị trí độ cao cực đại ta có: [tex]v=v_{x}=v_{0}cos\alpha _{0}; \alpha =0 \Rightarrow R=\frac{(v_{0}cos\alpha _{0})^{2}}{gcos0^{0}}=\frac{(v_{0}cos\alpha _{0})^{2}}{g}[/tex]











Logged
Phạm Đoàn
Giáo Viên
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +3/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 16
-Được cảm ơn: 92

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 134



Email
« Trả lời #2 vào lúc: 08:04:31 pm Ngày 27 Tháng Mười, 2012 »

đây là hình vẽ của bài (chút quên  Cheesy)


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.