Câu1. Từ một vị trí O cách mặt đất một khoảng h,người ta ném một vật với vận tốc ban đầu vo nằm ngang, có độ lớn 3m/s thì sau 6s sau đó vật chạm đất. Nếu ném vật từ O với vận tốc đầu vo' cũng theo phương ngang có độ lớn 9m/s thì thời gian kể từ khi vật được ném tới khi chạm đất là:
A.2s B.4s C.6s D.8s
2 vật trên có cùng độ cao ==> sẽ có cùng TG rơi ([tex]t=\sqrt{\frac{2h}{g}}[/tex])==> t=6s
Câu2.Một chất điểm có khối lượng m-100g đang chuyển động với vận tốc V1 có độ lớn là 2m/s thì chịu tác động của lực F cùng phương, cùng chiều với vận tốc V1 và dộ lớn F=20N, trong thời gian t=1/100s. Chất điểm sẽ đạt vận tốc:
A.2,2m/s B.4m/s C.4,4m/s D.6,6m/s
Dùng công thức xung lực :[tex] vecto F.\Delta t = vecto P2- vecto P1[/tex]
==> [tex]F.\Delta t=m(v2-v1)[/tex]
==> v2=4m/s
Câu3. Một khối gỗ có khối lượng m=1 kg trượt lên trên theo mặt phẳng nghiêng từ điểm A với vận tốc đầu vo=3m/s. Góc giữa mặt phẳng nghiêng và mặt phẳng nằm ngang là 30*. Hệ số ma sát giữa khối gỗ và mặt phẳng nghiêng là k=0,2. Khoảng thời gian để khối gỗ đi lên đến độ cao cực đại là: A. 0,65s B. 0,45s C. 1,1s D.0,2s
Phương trình II niton
[tex]-Fms-Psin(\alpha)=m.a[/tex]
==> [tex]\mu.m.g.cos(\alpha)-mgsin(\alpha)=m.a ==> a=-6,7m/s^2[/tex]
Khi lên cao nhất v=0
==> [tex]v=vo+a.t ==> 0=3+a.t ==> t=0,45s[/tex]