02:48:14 am Ngày 26 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Một nguồn phát sóng cơ dao động theo phương trình u=4 cos(4πt-π4) . Biết dao động tại hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng cách nhau 0,5 m có độ lệch pha là 600. Tốc độ truyền của sóng đó là
Trong một vùng nào đó trong không gian cường độ điện trường bằng 0. Điều này kéo theo trong vùng này
Một cuộn dây mắc nối tiếp với 1 tụ điện, rồi mắc vào hiệu điện thế xoay chiều giá trị hiệu dụng bằng U và tần số bằng 50 Hz. Dùng vôn kế đo được hiệu điện thế hiệu dụng trên cuộn dây bằng U3 và trên tụ điện bằng 2U. Hệ số công suất của đoạn mạch đó bằng
Hai nguồn sáng λ1 và f2 có cùng công suất phát sáng. Nguồn đơn sắc bước sóng   λ1= 0,60 μm phát ra 3,62.1020 phôtôn trong 1 phút. Nguồn đơn sắc tần số  f2 = 6. 1020 Hz phát ra bao nhiêu phôtôn trong 1 giờ?
Đèn LED được sử dụng rộng rãi trong đời sống với khả năng chiếu sáng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. Nếu dùng một bóng đèn LED như mô tả trong Hình 5 liên tục trong 1 giờ thì năng lượng điện tiêu thụ là


Trả lời

Điện xoay chiều nhờ các bạn giải đáp giùm

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điện xoay chiều nhờ các bạn giải đáp giùm  (Đọc 2989 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
nhannguyen95
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 38
-Được cảm ơn: 7

Offline Offline

Bài viết: 68


Email
« vào lúc: 04:08:34 pm Ngày 17 Tháng Mười, 2012 »

Em học sang phần dòng điện xoay chiều thì có một số thắc mắc, mong các bạn và thầy cô giải đáp cho em ạ  
1. Các giá trị hiệu dụng [tex]U=U_{o}\sqrt{2}[/tex], [tex]I=I_{o}\sqrt{2}[/tex] em đọc trong sách giáo khoa thì nó chỉ chứng minh cho mạch điện chỉ có điện trở thuần R. Vậy cho em hỏi là các mạch L,C,RL,RL,CL,RLC cũng có các giá trị hiệu dụng như thế này phải không ạ ? Nếu vậy thì cách chứng minh cũng giống như phần chứng minh của mạch chỉ có điện trở thuần R, thay vào đó là tổng trở Z đúng không ạ ?
2. Em chưa hiểu rõ lắm về mối liên hệ giữa các giá trị [tex]U,I,U_{o},I_{o},u,i[/tex] lắm ạ, ví dụ như một bài toán, đặt điện áp [tex]u=U_{o}Cos(\omega t)[/tex] vào 2 đầu 1 tụ điện, hay cuộn cảm gì đó chằng hạn ( đại loại như vậy ạ), thì cường độ dòng điện qua nó có giá trị hiệu dụng là [tex]I[/tex] , và hiệu điện thế hiệu dụng [tex]U[/tex]. Như vật thì [tex]I,U[/tex] ở đây có nghĩa là gì ạ? Nó là giá trị cực đại của cường độ dđ, hiệu điện thế đi qua tụ, hay là chỉ là 1 giá trị tức thời thôi ạ ? Nói như vậy có nghĩa là giá trị hiệu dụng này đi qua tụ có giá trị không đổi ạ ? ( Hơi mâu thuẫn vì em biết là các đại lượng này biến thiên điều hòa theo thời gian !? )
-------------
Em xin bổ sung thêm 2 bài tập thế này ạ:
Câu 1: Đặt điện áp xoay chiều  [tex]u=U_{o}Cos(\omega t)[/tex] vào 2 đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần. Gọi U là điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu đoạn mạch, [tex]i,I_{o},I[/tex]  lần lượt là giá trị tức thời, giá trị cực đại và giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện trong đoạn mạch, Hệ thưc nào sau đây SAI ?
A. [tex]\frac{U}{U_{o}}-\frac{I}{I_{0}}=0[/tex]
B, [tex]\frac{U}{U_{o}}+\frac{I}{I_{0}}=\sqrt{2}[/tex]
C. [tex]\frac{u}{U}-\frac{i}{I}=0[/tex]
D. [tex]\frac{u^{2}}{U_{o}^{2}}-\frac{i^{2}}{I_{o}^{2}}=1[/tex]

Câu 2: Đặt điện áp [tex]u=U\sqrt{2}cos(\omega t)[/tex] vào hai đầu 1 tụ điện  thì cường độ dòng điện qua nó có giá trị hiệu dụng là I. Tại thời điểm t, điện áp ở hai đầu tụ điện là u và cường độ dòng điện qua nó là i. Hệ thức liên hệ giữa các đại lượng là :
A. [tex]\frac{u^{2}}{U^{2}}+\frac{i^{2}}{I^{2}}=\frac{1}{4}[/tex]
B. [tex]\frac{u^{2}}{U^{2}}+\frac{i^{2}}{I^{2}}=1[/tex]
C. [tex]\frac{u^{2}}{U^{2}}+\frac{i^{2}}{I^{2}}=2[/tex]
D. [tex]\frac{u^{2}}{U^{2}}+\frac{i^{2}}{I^{2}}=\frac{1}{2}[/tex]
---------
Em đã trăn trở vì 2 câu hỏi này nhiều rồi mà vẫn không thể hiểu được bản chất của nó, hôm nay post lên diễn đàn mong được sự giải đáp của các thầy cô và các bạn, em xin cảm ơn nhiều ạ


Logged


Trịnh Minh Hiệp
Giáo viên Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +31/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 45
-Được cảm ơn: 723

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 873



WWW Email
« Trả lời #1 vào lúc: 07:58:32 pm Ngày 17 Tháng Mười, 2012 »

Em xin bổ sung thêm 2 bài tập thế này ạ:
Câu 1: Đặt điện áp xoay chiều  [tex]u=U_{o}Cos(\omega t)[/tex] vào 2 đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần. Gọi U là điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu đoạn mạch, [tex]i,I_{o},I[/tex]  lần lượt là giá trị tức thời, giá trị cực đại và giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện trong đoạn mạch, Hệ thưc nào sau đây SAI ?
A. [tex]\frac{U}{U_{o}}-\frac{I}{I_{0}}=0[/tex]
B, [tex]\frac{U}{U_{o}}+\frac{I}{I_{0}}=\sqrt{2}[/tex]
C. [tex]\frac{u}{U}-\frac{i}{I}=0[/tex]
D. [tex]\frac{u^{2}}{U_{o}^{2}}-\frac{i^{2}}{I_{o}^{2}}=1[/tex]
Em xem HD ở link sau: http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=12373.msg54036#msg54036


Logged

Lãng tử xa quê lòng nhớ mẹ.
Anh hùng lận đận nỗi thương cha...!
Trịnh Minh Hiệp
Giáo viên Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +31/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 45
-Được cảm ơn: 723

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 873



WWW Email
« Trả lời #2 vào lúc: 08:11:20 pm Ngày 17 Tháng Mười, 2012 »

Câu 2: Đặt điện áp [tex]u=U\sqrt{2}cos(\omega t)[/tex] vào hai đầu 1 tụ điện  thì cường độ dòng điện qua nó có giá trị hiệu dụng là I. Tại thời điểm t, điện áp ở hai đầu tụ điện là u và cường độ dòng điện qua nó là i. Hệ thức liên hệ giữa các đại lượng là :
A. [tex]\frac{u^{2}}{U^{2}}+\frac{i^{2}}{I^{2}}=\frac{1}{4}[/tex]
B. [tex]\frac{u^{2}}{U^{2}}+\frac{i^{2}}{I^{2}}=1[/tex]
C. [tex]\frac{u^{2}}{U^{2}}+\frac{i^{2}}{I^{2}}=2[/tex]
D. [tex]\frac{u^{2}}{U^{2}}+\frac{i^{2}}{I^{2}}=\frac{1}{2}[/tex]
HD: [tex]u_{C}=U\sqrt{2}cos\omega t\Rightarrow i=I\sqrt{2}cos(\omega t+\frac{\pi }{2})=I\sqrt{2}sin\omega t[/tex]
Từ đó suy ra đáp án C


Logged

Lãng tử xa quê lòng nhớ mẹ.
Anh hùng lận đận nỗi thương cha...!
Trịnh Minh Hiệp
Giáo viên Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +31/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 45
-Được cảm ơn: 723

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 873



WWW Email
« Trả lời #3 vào lúc: 08:13:24 pm Ngày 17 Tháng Mười, 2012 »

Em học sang phần dòng điện xoay chiều thì có một số thắc mắc, mong các bạn và thầy cô giải đáp cho em ạ  
1. Các giá trị hiệu dụng [tex]U=U_{o}\sqrt{2}[/tex], [tex]I=I_{o}\sqrt{2}[/tex] em đọc trong sách giáo khoa thì nó chỉ chứng minh cho mạch điện chỉ có điện trở thuần R. Vậy cho em hỏi là các mạch L,C,RL,RL,CL,RLC cũng có các giá trị hiệu dụng như thế này phải không ạ ? Nếu vậy thì cách chứng minh cũng giống như phần chứng minh của mạch chỉ có điện trở thuần R, thay vào đó là tổng trở Z đúng không ạ ?
2. Em chưa hiểu rõ lắm về mối liên hệ giữa các giá trị [tex]U,I,U_{o},I_{o},u,i[/tex] lắm ạ, ví dụ như một bài toán, đặt điện áp [tex]u=U_{o}Cos(\omega t)[/tex] vào 2 đầu 1 tụ điện, hay cuộn cảm gì đó chằng hạn ( đại loại như vậy ạ), thì cường độ dòng điện qua nó có giá trị hiệu dụng là [tex]I[/tex] , và hiệu điện thế hiệu dụng [tex]U[/tex]. Như vật thì [tex]I,U[/tex] ở đây có nghĩa là gì ạ? Nó là giá trị cực đại của cường độ dđ, hiệu điện thế đi qua tụ, hay là chỉ là 1 giá trị tức thời thôi ạ ? Nói như vậy có nghĩa là giá trị hiệu dụng này đi qua tụ có giá trị không đổi ạ ? ( Hơi mâu thuẫn vì em biết là các đại lượng này biến thiên điều hòa theo thời gian !? )
Hai câu trên em xem lại sgk chút là hiểu thôi mà


Logged

Lãng tử xa quê lòng nhớ mẹ.
Anh hùng lận đận nỗi thương cha...!
nhannguyen95
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 38
-Được cảm ơn: 7

Offline Offline

Bài viết: 68


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 12:42:34 pm Ngày 18 Tháng Mười, 2012 »

Cảm ơn thầy ạ, hai câu trắc nghiệm này em hiểu rồi, nhưng câu hỏi số 1 em đã đọc sách mà vẫn ko "sáng" được, thầy giải đáp giùm em với ạ T.T


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.