Các thầy cô cho em hỏi:
Nếu hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch lệch pha [tex]\frac{\pi }{2}[/tex] so với dòng điện chạy trong mạch thì ta có biểu thức:
[tex]\left(\frac{i}{I_0} \right)^2 +\left( \frac{u}{U_0}\right)^2 =1[/tex]
Vậy nếu hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch lệch pha [tex]\frac{\pi }{3}[/tex] so với dòng điện chạy trong mạch thì ta có biểu thức:
[tex]\left(\frac{i}{I_0} \right)^2 +\left( \frac{u}{U_0}\right)^2 =\frac{1}{2}[/tex]
phải không ạ và tương tự như vậy với các góc lệch khác
Nếu hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch lệch pha [tex]\frac{\pi }{2}[/tex] so với dòng điện chạy trong mạch thì ta có biểu thức:
[tex]\left(\frac{i}{I_0} \right)^2 +\left( \frac{u}{U_0}\right)^2 =1[/tex]
CM: Giả sử pt của u có dạng: [tex]u=U_{0}cos\omega t\Rightarrow i=I_{0}cos(\omega t +- \frac{\pi }{2})=+-I_{0}sin\omega t\Rightarrow \left(\frac{i}{I_{0}} \right)^{2}+\left(\frac{u}{U_{0}} \right)^{2}=1[/tex]
Còn nếu hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch lệch pha [tex]\frac{\pi }{3}[/tex] so với dòng điện chạy trong mạch thì ta có biểu thức:
[tex]\left(\frac{i}{I_0} \right)^2 +\left( \frac{u}{U_0}\right)^2 =\frac{1}{2}[/tex] là ko đúng
Tóm lại nếu hai đại lượng X và Y vuông pha nhau thì ta luôn có: [tex]\left(\frac{X}{X_{0}} \right)^{2}+\left(\frac{Y}{Y_{0}} \right)^{2}=1[/tex], với [tex]X_{0}, Y_{0}[/tex] là các giá trị cực đại của X và Y