10:31:34 pm Ngày 05 Tháng Chín, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Hạt tải điện trong kim loại là
Một đoạn dây dẫn mang dòng điện 2A dài 1m nằm vuông góc với các đường sức từ trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 1,2T. Độ lớn lực từ tác dụng lên đoạn dây là
Điều nào sau đây là đúng khi nói về năng lượng của sóng cơ học ?
Đơn vị đo khối lượng trong vật lí hạt nhân là
Mạch dao động LC cuộn dây thuần cảm với độ tự cảm $$L = {1 \over \pi }{.10^{ - 2}}H$$, tụ điện có điện dung $$C = {1 \over \pi }{.10^{ - 6}}F$$. Bỏ qua điện trở dây nối. Tích điện cho tụ điện đến giá trị cực đại $${Q_0}$$, trong mạch có dao động điện từ riêng. Khi năng lượng điện trường ở tụ điện bằng năng lượng từ trường ở cuộn dây thì điện tích trên tụ điện bằng mấy phần trăm $${Q_0}$$?


Trả lời

Xét trạng thái dao động của điểm (sóng cơ)

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xét trạng thái dao động của điểm (sóng cơ)  (Đọc 16552 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
cabovn
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 6


Email
« vào lúc: 04:13:46 pm Ngày 28 Tháng Chín, 2012 »

Mọi người và các thầy làm ơn cho em hỏi, làm thế nào để xác định trạng thái tại 1 vị trí điểm đó dang di chuyển lên hay xuống?

Ví dụ như trong hình này:



Em chỉ biết là tại điểm cao nhất của đồ thị thì tại đó phải đi xuống, còn điểm thấp nhất thì phải đi lên. Vậy còn những điểm khác thì sao? Dao động lên xuống này có liên quan đến đến phương truyền sóng ko? Em cảm ơn mọi người nhiều.


Logged


Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 04:50:04 pm Ngày 28 Tháng Chín, 2012 »

Mọi người và các thầy làm ơn cho em hỏi, làm thế nào để xác định trạng thái tại 1 vị trí điểm đó dang di chuyển lên hay xuống?
Ví dụ như trong hình này:



Em chỉ biết là tại điểm cao nhất của đồ thị thì tại đó phải đi xuống, còn điểm thấp nhất thì phải đi lên. Vậy còn những điểm khác thì sao? Dao động lên xuống này có liên quan đến đến phương truyền sóng ko? Em cảm ơn mọi người nhiều.
Nếu biét chiều truyền sóng ==> chiều di chuyển của các phần tử sóng
Nếu biết chiều di chuyển của các PT sóng ==> chiều truyền sóng
Em xem link : http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=7186.0


Logged
kydhhd
HS12
Lão làng
*****

Nhận xét: +49/-7
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 76
-Được cảm ơn: 968

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1078


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 05:00:29 pm Ngày 28 Tháng Chín, 2012 »

Một cách mà em để xác định thế này nếu sóng truyền từ trái qua phải thì sóng sẽ truyền từ A--->B---->C
nếu nó đi từ A--->B thì mọi phân tử trên đường này sẽ có hướng cản lại chuyển động của nó, lại tiếp tục từ B---->C các phân tử trên BC cũng có hướng cản lại
« Sửa lần cuối: 05:03:27 pm Ngày 28 Tháng Chín, 2012 gửi bởi DaiVoDanh »

Logged
Phạm Đoàn
Giáo Viên
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +3/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 16
-Được cảm ơn: 92

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 134



Email
« Trả lời #3 vào lúc: 06:24:54 pm Ngày 28 Tháng Chín, 2012 »

Chào thày "Hà Văn Thạnh". theo ý của "Đoàn Phạm" ta nên bổ sung như sau.
"Nếu biết chiều truyền sóng và biết chiều chuyển động của một phần tử bất kỳ ==> chiều di chuyển của các phần tử sóng
Nếu biết chiều di chuyển của ít nhất 2 phần tử ==> chiều truyền sóng".

Việc nhận xét này dựa trên độ lêch pha giữa các phần tử và sử dụng mối quan hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa.
VD. "Nếu biết chiều truyền sóng và biết chiều chuyển động của một phần tử M. Ta cần xét tính chất chuyển động một phần tử N trên phương truyền sóng.
ta làm như sau:
+ trước hết biết vị trí của M, N ta sẽ xác định được độ lệch pha của M;N. kết hợp với việc biết phương truyền sóng ta sẽ xác đinh được M hay N sơm pha hơn.
+ Biểu diễn dao động của M; N trên cùng đường tròn ta sẽ thấy ngay tính chất chuyển động của N.

PS: trong vật lý không thể xuất phát từ một hoặc một vài hiện tượng đời sống để giải các bài toán được.


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 08:05:22 pm Ngày 28 Tháng Chín, 2012 »

Chào thày "Hà Văn Thạnh". theo ý của "Đoàn Phạm" ta nên bổ sung như sau.
"Nếu biết chiều truyền sóng và biết chiều chuyển động của một phần tử bất kỳ ==> chiều di chuyển của các phần tử sóng
Nếu biết chiều di chuyển của ít nhất 2 phần tử ==> chiều truyền sóng".
"Nếu biết chiều truyền sóng và biết chiều chuyển động của một phần tử bất kỳ ==> chiều di chuyển của các phần tử sóng". Như vậy theo ý "Đoàn Phạm" không biết mình có hiểu sai không là nếu bài toán cho cái hình sóng, cho biết chiều truyển, rồi cho chiểu 1 phần tử sóng đi lên hay đi xuống là tùy ý đều được? dựa trên cái chiểu đó mình mới biết chiều các PT khác ?


Logged
Phạm Đoàn
Giáo Viên
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +3/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 16
-Được cảm ơn: 92

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 134



Email
« Trả lời #5 vào lúc: 11:26:06 pm Ngày 28 Tháng Chín, 2012 »

chào thày Hà Văn Thạnh . Đoàn Phạm hoàn toàn đồng ý với cách nghĩ này của Thày. Tức là để khảo sát tính chất chuyển động của một phần tử vật chất môi trường nơi có sóng truyền qua thì cần có hai yếu tố là:
1. biết phương truyền sóng.
2. biết tính chất chuyển động của một phần tử nào đó.


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 11:28:28 pm Ngày 28 Tháng Chín, 2012 »

VD. "Nếu biết chiều truyền sóng và biết chiều chuyển động của một phần tử M. Ta cần xét tính chất chuyển động một phần tử N trên phương truyền sóng.
ta làm như sau:
+ trước hết biết vị trí của M, N ta sẽ xác định được độ lệch pha của M;N. kết hợp với việc biết phương truyền sóng ta sẽ xác đinh được M hay N sơm pha hơn.
+ Biểu diễn dao động của M; N trên cùng đường tròn ta sẽ thấy ngay tính chất chuyển động của N.
PS: trong vật lý không thể xuất phát từ một hoặc một vài hiện tượng đời sống để giải các bài toán được.
+ Hình (1) Y/C Tìm chiều truyền sóng và Hình (2) Y/C tìm chiều dao động của các P tử sóng. Cả 2 hình trên đều chỉ cho 1 yếu tố theo "Đoàn Phạm" đề bài trên không thể xác định được hay sao. (câu trả lời là hoàn toàn xác định được mà chẳng cần phải xét đến độ lệch pha gì đó?)
+ Câu tô đen không biết "Đoàn Phạm" có đọc bài trong link phía trên, trong đó có 1 kinh nghiệm quý báu của thầy Nam Thành vể việc dùng sóng biển để trả lời các bài dạng này, nên mới nói thế phải không ah? theo mình việc vận dụng các hiện tượng mà mình quan sát được để vận dụng cho việc giải 1 bài toán là hoàn toàn hợp lý, miễn là bài toán mà mình giải quyết đúng thì thôi phải không ah?
« Sửa lần cuối: 11:38:13 pm Ngày 28 Tháng Chín, 2012 gửi bởi Hà Văn Thạnh »

Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_12139_u__tags_0_start_0