10:24:11 pm Ngày 23 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Hạt nhân P84210o phóng xạ α và biến thành hạt nhân P82206b bền. Giả sử mẫu chất ban đầu chỉ có Po nguyên chất. Ở thời điểm t1 tỉ số khối lượng Pb và Po là 7/1. Ở thời điểm t2 sau t1  khoảng 414 ngày, tỉ số giữa Pb và Po là 63/1. Chu kì bán rã của Po là
Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A , B  dao động cùng pha với tần số 30 Hz. Tại một điểm M  cách các nguồn A , B  lần lượt những khoảng d1 = 21 cm, d2 = 25cm , sóng có biên độ cực đại. Giữa M  và đường trung trực của AB  có ba dãy không dao động. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là?
Mạch dao động gồm cuộn cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Tần số góc riêng của mạch xác định bởi
Một chất điểm dao động điều hòa có ly độ phụ thuộc thời gian theo hàm cosin như mô tả trên đồ thị. Phương trình dao động của chất điểm là:            
Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ


Trả lời

Bài tập Động lực học chất điểm!

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài tập Động lực học chất điểm!  (Đọc 10950 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
vial_5678
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 6
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 6


Email
« vào lúc: 10:47:09 pm Ngày 25 Tháng Chín, 2012 »

1.Một quả bóng chày 140g bay theo phương ngang với tốc độ 39m/s, bị một vận động viên đập lại. Sau khi rời khỏi chày đập, quả bóng đi theo chiều ngược lại với tốc độ cũng bằng 39m/s. Xung lượng của lực tác dụng vào quả bóng lúc nó tiếp xúc với chày là
A. 10.92 N.s    
B. 5.46 N.s    
C. 0 N.s    
D. 21.84 N.s    

2. A,B,C là ba khối gỗ đặt trên một đĩa quay tròn và cùng quay tròn theo đĩa, hệ số ma sát trượt của đĩa đối với ba khối đều bằng nhau. Khối lượng của ba khối lần lượt là mA=2mB =2mC, khoảng cách của chúng đến trục lần lượt là RA=RB/2=RC/3. Khi tốc độ quay của đĩa tăng lên dần thì:
A. Khối gỗ A sẽ trượt trước    
B. Cả ba khối gỗ sẽ trượt cùng một lúc    
C. Khối gỗ C sẽ trượt trước    
D. Khối gỗ B sẽ trượt trước    

3. Một vật nhỏ trượt xuống một mặt phẳng nghiêng không ma sát, trong quá trình đó:
A. Độ tăng động lượng của vật bằng xung lượng của trọng lực của vật thực hiện    
B. Độ tăng động năng của vật không bằng công do trọng lực của vật thực hiện    
C. Công của phản lực pháp tuyến do mặt phẳng tác dụng vào vật bằng không    
D. Xung lượng của phản lực pháp tuyến do mặt phẳng tác dụng vào vật bằng không    

4. Ở đầu một sợi dây OA dài 1 có treo một vật nặng. Tại điểm thấp nhất A phải truyền cho vật một vận tốc nhỏ nhất để vật có thể quay tròn trong mặt phẳng thẳng đứng. Vận tốc đó là:
A. 2 [tex]\sqrt{5gl}[/tex]
B. [tex]\sqrt{gl}[/tex]
C. 2 [tex]\sqrt{gl}[/tex]   
D. [tex]\sqrt{5gl}[/tex]

5. Gọi g0 là gia tốc trọng trường trên mặt đất, R là bán kính trái đất. Vậy gia tốc trọng trường ở độ cao h (h << R) sẽ được tính bằng biểu thức:
A. g=g0 R/(R+h)    
B. g=g0(1-2h/R)    
C. g=g0(1-h/R)    
D. g=g0    

6. Một chất điểm chuyển động từ vị trí (2m,0m) đến (0m,2m) dưới tác dụng của lực F= (3i+4j)N. Tính công mà lực thực hiện:
A. 6 J    
B. 2 J    
C. 8 J    
D. 0 J    

7. Tại thời điểm t=0, hạt có động lượng p0 và bắt đầu chịu tác dụng của lực F=at(1-[tex]\frac{t}{\tau }[/tex]) trong khoảng thời gian [tex]\tau[/tex] với a là hằng số. Động lượng của hạt khi hết tác dụng lực là:
A. p=p0+[tex]\frac{a \tau^2}{6}[/tex]
B. p=p0+[tex]\frac{a \tau^2}{3}[/tex]
C. p=[tex]\frac{a \tau^2}{6}[/tex]
D. [tex]\frac{a \tau^2}{3}[/tex]


Theo mình làm thì đáp án là: 1C 2C 3A 4B, còn lại không biết. Nhờ mọi người giải chi tiết giúp nhé. Cám ơn.


Logged


Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 11:00:48 pm Ngày 25 Tháng Chín, 2012 »

1.Một quả bóng chày 140g bay theo phương ngang với tốc độ 39m/s, bị một vận động viên đập lại. Sau khi rời khỏi chày đập, quả bóng đi theo chiều ngược lại với tốc độ cũng bằng 39m/s. Xung lượng của lực tác dụng vào quả bóng lúc nó tiếp xúc với chày là
A. 10.92 N.s    
B. 5.46 N.s    
C. 0 N.s    
D. 21.84 N.s
Xung lượng của lực : [tex]\vec{F}.\Delta t = \vec{\Delta P}=\vec{P_2}-\vec{P_1}[/tex]
(vecto P1 ngược chiều vecto P2)
==> [tex]F.\Delta t = 2mv=10,92N.s[/tex]
« Sửa lần cuối: 11:03:16 pm Ngày 25 Tháng Chín, 2012 gửi bởi Hà Văn Thạnh »

Logged
vial_5678
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 6
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 6


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 11:15:23 pm Ngày 25 Tháng Chín, 2012 »

Thầy giải giúp em nốt mấy bài kia được không thầy?


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 11:17:35 pm Ngày 25 Tháng Chín, 2012 »

2. A,B,C là ba khối gỗ đặt trên một đĩa quay tròn và cùng quay tròn theo đĩa, hệ số ma sát trượt của đĩa đối với ba khối đều bằng nhau. Khối lượng của ba khối lần lượt là mA=2mB =2mC, khoảng cách của chúng đến trục lần lượt là RA=RB/2=RC/3. Khi tốc độ quay của đĩa tăng lên dần thì:
A. Khối gỗ A sẽ trượt trước    
B. Cả ba khối gỗ sẽ trượt cùng một lúc    
C. Khối gỗ C sẽ trượt trước    
D. Khối gỗ B sẽ trượt trước    
Lực quán tính li tâm tác dụng lên vật, khi vật trượt thì [tex]Fqt>=\mu.m.g[/tex]
==> [tex]m.R.\omega^2>=\mu.m.g[/tex]
==> bắt đầu trượt [tex]R.\omega^2=\mu.g ==> \omega=\sqrt{\mu.g/R}[/tex]

Xét vật A:  [tex]\omega_A=\sqrt{\mu.g/RA}[/tex]
Xét vật B:  [tex]\omega_B=\sqrt{\mu.g/RB}[/tex]
Xét vật C:  [tex]\omega_C=\sqrt{\mu.g/RC}[/tex]
(RA<RB<RC ==> omega_A>omega_B > omega_C)
Vậy nếu tăng [tex]\omega[/tex] thì C trượt trước đến B rồi đến A.
« Sửa lần cuối: 11:19:21 pm Ngày 25 Tháng Chín, 2012 gửi bởi Hà Văn Thạnh »

Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 11:32:52 pm Ngày 25 Tháng Chín, 2012 »

3. Một vật nhỏ trượt xuống một mặt phẳng nghiêng không ma sát, trong quá trình đó:
A. Độ tăng động lượng của vật bằng xung lượng của trọng lực của vật thực hiện    
B. Độ tăng động năng của vật không bằng công do trọng lực của vật thực hiện    
C. Công của phản lực pháp tuyến do mặt phẳng tác dụng vào vật bằng không    
D. Xung lượng của phản lực pháp tuyến do mặt phẳng tác dụng vào vật bằng không    
Lần sau em đang lần 4 câu thôi nhé, vi phạm NQ sẽ xóa bài đó
(B)
Trích dẫn
4. Ở đầu một sợi dây OA dài 1 có treo một vật nặng. Tại điểm thấp nhất A phải truyền cho vật một vận tốc nhỏ nhất để vật có thể quay tròn trong mặt phẳng thẳng đứng. Vận tốc đó là:
A. 2 [tex]\sqrt{5gl}[/tex]
B. [tex]\sqrt{gl}[/tex]
C. 2 [tex]\sqrt{gl}[/tex]   
D. [tex]\sqrt{5gl}[/tex]
+ Lực tác dụng lên vật ở vị trí cao nhất : [tex]P+T=m.v^2/R ==> T= m.v^2/R-P>=0 ==> v=\sqrt{gR}[/tex]
+ ĐLBTNL ở Thấp và cao(chọn mốc thế năng thấp)
[tex]1/2mvo^2=1/2mv^2+mg2L ==> vo=\sqrt{v^2+4gL}=\sqrt{5gL}[/tex]
« Sửa lần cuối: 12:09:24 am Ngày 26 Tháng Chín, 2012 gửi bởi Hà Văn Thạnh »

Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 11:49:13 pm Ngày 25 Tháng Chín, 2012 »


7. Tại thời điểm t=0, hạt có động lượng p0 và bắt đầu chịu tác dụng của lực F=at(1-[tex]\frac{t}{\tau }[/tex]) trong khoảng thời gian [tex]\tau[/tex] với a là hằng số. Động lượng của hạt khi hết tác dụng lực là:
A. p=p0+[tex]\frac{a \tau^2}{6}[/tex]
B. p=p0+[tex]\frac{a \tau^2}{3}[/tex]
C. p=[tex]\frac{a \tau^2}{6}[/tex]
D. [tex]\frac{a \tau^2}{3}[/tex]
F.dt=dp
==> [tex]\int_{0}^{\tau }{F.dt}=P-P_0 ==> \int_{0}^{\tau }{(at - a.t^2/\tau).dt}=P-P_0[/tex]
==> [tex]at^2/2-2at^3/3.\tau [0-->\tau]=P-P_0 [/tex]
==> [tex]P=P_0+a.\tau^2/2-2a.\tau^2/3=P_0+a.\tau^2/6[/tex]

Câu 5: [tex]g=go(R/(R+h))^2[/tex]
« Sửa lần cuối: 12:12:10 am Ngày 26 Tháng Chín, 2012 gửi bởi Hà Văn Thạnh »

Logged
vial_5678
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 6
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 6


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 11:49:36 pm Ngày 25 Tháng Chín, 2012 »

Dạ em xin lỗi :"> Tại em mới gia nhập nên cũng chưa biết. Thầy giải thích rõ dùm em câu 3 được không ạ? Em không hiểu rõ lắm về phần xung lượng, công...

Tại sao câu 4 mình không thể xét lúc nó ở vị trí thấp nhất? Nếu xét vậy thì có T - P = Fht, thì sẽ ra câu B?


Logged
vial_5678
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 6
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 6


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 11:56:52 pm Ngày 25 Tháng Chín, 2012 »

Hình như câu 7 thầy tính lộn hả thầy? Em tính lại nó ra 1/6.


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #8 vào lúc: 12:05:36 am Ngày 26 Tháng Chín, 2012 »

Hình như câu 7 thầy tính lộn hả thầy? Em tính lại nó ra 1/6.
em coi lấy tích phân có đúng?


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #9 vào lúc: 12:08:25 am Ngày 26 Tháng Chín, 2012 »

Dạ em xin lỗi :"> Tại em mới gia nhập nên cũng chưa biết. Thầy giải thích rõ dùm em câu 3 được không ạ? Em không hiểu rõ lắm về phần xung lượng, công...

Tại sao câu 4 mình không thể xét lúc nó ở vị trí thấp nhất? Nếu xét vậy thì có T - P = Fht, thì sẽ ra câu B?
+
Để dây quay 1 vòng thì ngay tại vị trí cao nhất dây không được trùng (tức là dây còn căng). Do vậy em phải tìm ĐK để dây căng ==> vận tốc ở VTCao nhất, nếu em xét VT thấp nhất thì em đâu giải quyết gì được vì ở vị trí đó T luôn luôn lớn hơn 0
+ Câu 3 phải là B mới đúng, thầy đánh nhầm đã sửa rồi
« Sửa lần cuối: 12:10:02 am Ngày 26 Tháng Chín, 2012 gửi bởi Hà Văn Thạnh »

Logged
vial_5678
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 6
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 6


Email
« Trả lời #10 vào lúc: 12:08:49 am Ngày 26 Tháng Chín, 2012 »

Dạ thì từ t^2 tích phân ra là t^3/3 Cheesy Hình như thầy dư số 2. Câu 5 không có đáp án hả thầy? Em không hiểu dữ kiện h<<R thì sẽ được gì.


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #11 vào lúc: 12:17:46 am Ngày 26 Tháng Chín, 2012 »

Dạ thì từ t^2 tích phân ra là t^3/3 Cheesy Hình như thầy dư số 2. Câu 5 không có đáp án hả thầy? Em không hiểu dữ kiện h<<R thì sẽ được gì.
Em phải dùng công thức gần đúng nữa, tôi chứng minh luôn
Lực hấp dẫn giữa trái đất M và vật m khi m trên mặt đấy
[tex]Fdh=m.go=G.\frac{mM}{R^2}[/tex]
Lực hấp dẫn giữa trái đất M và vật m khi m lên độ cao h
[tex]Fdh=m.g=G.\frac{mM}{(R+h)^2}[/tex]
==> [tex]g=go(\frac{R^2}{(R+h)^2}[/tex]
vì [tex]h<<R ==> (R+h)^2 =R^2.(1+h/R)^2=R^2(1+2h/R)[/tex]
==> [tex]g=go(R/(R+2h))[/tex]
« Sửa lần cuối: 12:27:43 am Ngày 26 Tháng Chín, 2012 gửi bởi Hà Văn Thạnh »

Logged
vial_5678
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 6
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 6


Email
« Trả lời #12 vào lúc: 12:40:20 am Ngày 26 Tháng Chín, 2012 »

Dạ em cám ơn thầy nhiều lắm Smiley Hy vọng không làm phiền thầy quá.


Logged
giangcoi_tkbn
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 2
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 9


Email
« Trả lời #13 vào lúc: 02:26:03 am Ngày 03 Tháng Mười, 2012 »

thầy cho e hỏi câu số 2.omega A lớn nhất thì Fqt của nó lớn nhất thì A phải trượt trước chứ thầy???


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #14 vào lúc: 08:00:29 am Ngày 03 Tháng Mười, 2012 »

thầy cho e hỏi câu số 2.omega A lớn nhất thì Fqt của nó lớn nhất thì A phải trượt trước chứ thầy???

3 vật này có cùng 1 \omega. do  vậy khi [tex]\omega=\omega_C[/tex] thì vật C trượt còn vật A,B chưa trượt, khi bằng [tex]\omega_B[/tex] thì vật B trượt còn A chưa trượt còn khi [tex]\omega_A[/tex] thì A mới trượt. DO vậy khi [tex]\omega[/tex] tăng thì nó qua giá trị C, đến B và A


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.