10:47:55 am Ngày 27 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Khi nói về sóng ánh sáng, phát biểu đúng là
Sẽ KHÔNG có ý nghĩa khi ta nói về hằng số điện môi của
Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là biến trở R thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện
Khi truyền điện năng có công suất P từ nơi phát điện xoay chiều đến nơi tiêu thụ thì công suất hao phí trên đường dây là ∆P. Để cho công suất hao phí trên đường dây chỉ còn là ∆Pn (với n>1), ở nơi phát điện người ta sử dụng một máy biến áp (lí tưởng) có tỉ số giữa số vòng dây của cuộn sơ cấp và số vòng dây của cuộn thứ cấp là
Nguyên tử X có electron cuối cùng phân bố vào phân lớp 3d và làm cho phân lớp d có tất cả là 7 electron. Tổng số electron của nguyên tử X là


Trả lời

3 bài dao động điều hòa và điện xc khó

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 3 bài dao động điều hòa và điện xc khó  (Đọc 3306 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
boyhungmubonly
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 11
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 11


Email
« vào lúc: 09:01:01 pm Ngày 03 Tháng Chín, 2012 »

 thầy cô và các bạn giúp em với.em đang cần gấp
1. Một động cơ điện xoay chiều một pha và một cuộn tự cảm L mắc nối tiếp với nhau rồi mắc vào mạng điện xoay chiều. Động cơ có hiệu suất 80% và có công suất cơ học 7,5kW. Dòng điện qua động cơ có cường độ 40A và chậm pha [tex]30^{o}[/tex] so với hiệu điện thế ở hai đầu động cơ. điện áp hiệu dụng ở hai đầu L là 125V và sớm pha [tex]60^{o}[/tex] so với dòng điện. Tính điện áp hiệu dụng của mạng điện?
A:U=324V
B:U=834V
C:U=384V
D:U=438V
2. Một con lắc đơn gồm một quả cầu bằng chì nặng 200g treo vào một sợi dây dài 50cm. Điểm treo ở độ cao 2m so với mặt đất. Người ta đưa con lắc ra khỏi VTCB một góc [tex]60^{o}[/tex] rồi buông nhẹ. Giả sử khi qua VTCB dây bị đứt.Hỏi quả cầu sẽ chạm đất ở vị trí cách đường thẳng đứng bao xa?
A:23cm
B:32cm
C:35cm
D:0,55m
3. Một con lắc đơn gồm sợi dây có chiều dài l=1m là vật nặng có khối lượng m=0,5kg. Lúc đầu kéo con lắc lệch khỏi VTCB 1 góc [tex]\alpha _{o}=6^{o}[/tex] rồi thả nhẹ cho dao động. Khi dao động con lắc chịu tác dụng của lực cản có độ lớn coi như không đổi sau 100 dao động, li độ cực đại của con lắc là [tex]\alpha =3^{o}[/tex]. Coi chu kỳ dao động của con lắc như khi không có lực cản. Để duy trì dao động của con lắc cần phải dùng một động cơ nhỏ có công suất bao nhiêu?( [tex]g=10m/s^{2}[/tex]; [tex]\Pi ^{2}=10[/tex] ).
A:P=[tex]10,4.10^{-5}W[/tex]
B:P=[tex]1,04.10^{-5}W[/tex]
C:P=[tex]4,05.10^{-5}W[/tex]
D:P=[tex]50,4.10^{-5}W[/tex]


 






Logged


vnstarry
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +1/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 29
-Được cảm ơn: 17

Offline Offline

Bài viết: 91


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 09:28:07 pm Ngày 03 Tháng Chín, 2012 »

thầy cô và các bạn giúp em với.em đang cần gấp
1. Một động cơ điện xoay chiều một pha và một cuộn tự cảm L mắc nối tiếp với nhau rồi mắc vào
2. Một con lắc đơn gồm một quả cầu bằng chì nặng 200g treo vào một sợi dây dài 50cm. Điểm treo ở độ cao 2m so với mặt đất. Người ta đưa con lắc ra khỏi VTCB một góc [tex]60^{o}[/tex] rồi buông nhẹ. Giả sử khi qua VTCB dây bị đứt.Hỏi quả cầu sẽ chạm đất ở vị trí cách đường thẳng đứng bao xa?
A:23cm
B:32cm
C:35cm
D:0,55m

bạn tính vận tóc vật tai vị trí cân bằng rồi chuyển bài toán về tính tầm xa của vật bị ném ngang với độ cao là h= 2-0.5=1.5m


Logged
Phạm Đoàn
Giáo Viên
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +3/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 16
-Được cảm ơn: 92

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 134



Email
« Trả lời #2 vào lúc: 09:35:17 pm Ngày 03 Tháng Chín, 2012 »

câu 1:
* xét động cơ 1 pha. theo bài ta thấy P(có ích)=7500W và hiệu suất H=80% nên công suất toàn phần của động cơ là: P=UIcos(phi)=9375W
mặt khác vì I=40A và phi=30 độ nên hiệu điện thế hai đầu động cơ là: U(dc)=156,25xcăn 3.
* xét toàn mạch ta thấy hiệu điện thế hai đầu cuộn dây sớm pha 30 độ so với hiệu điện thế hai đầu đcơ.
* vì vecto U (mạch)=vecsto U (động cơ)+ véc tơ U (cuộn dây) nên về độ lớn ta tính ra được
U (mạch)=384V


Logged
boyhungmubonly
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 11
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 11


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 09:40:29 pm Ngày 03 Tháng Chín, 2012 »

còn bài 3 mọi người giúp nốt đi ạ


Logged
Nguyễn Văn Cư
Giáo viên
Moderator
Thành viên tích cực
*****

Nhận xét: +6/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 10
-Được cảm ơn: 98

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 142



Email
« Trả lời #4 vào lúc: 12:09:18 am Ngày 04 Tháng Chín, 2012 »


3. Một con lắc đơn gồm sợi dây có chiều dài l=1m là vật nặng có khối lượng m=0,5kg. Lúc đầu kéo con lắc lệch khỏi VTCB 1 góc [tex]\alpha _{o}=6^{o}[/tex] rồi thả nhẹ cho dao động. Khi dao động con lắc chịu tác dụng của lực cản có độ lớn coi như không đổi sau 100 dao động, li độ cực đại của con lắc là [tex]\alpha =3^{o}[/tex]. Coi chu kỳ dao động của con lắc như khi không có lực cản. Để duy trì dao động của con lắc cần phải dùng một động cơ nhỏ có công suất bao nhiêu?( [tex]g=10m/s^{2}[/tex]; [tex]\Pi ^{2}=10[/tex] ).
A:P=[tex]10,4.10^{-5}W[/tex]
B:P=[tex]1,04.10^{-5}W[/tex]
C:P=[tex]4,05.10^{-5}W[/tex]
D:P=[tex]50,4.10^{-5}W[/tex]


 





Công suất TB của động cơ bằng công suất hao phí TB: P=[tex]P = \frac{E_{2}-E_{1}}{100T}=\frac{1/2mgl(\alpha ^{2}-\alpha '^{2})}{100T}[/tex]
thay số được: P=1,04.10[tex]1,04.10^{-4}[/tex] W. Nhớ đổi anpha thành rad.


Logged
Phạm Đoàn
Giáo Viên
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +3/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 16
-Được cảm ơn: 92

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 134



Email
« Trả lời #5 vào lúc: 03:46:44 pm Ngày 04 Tháng Chín, 2012 »

trong bài này em có thắc mắc là: để duy trì dao động trên nhưng nếu tính theo các của thày anhxtanhmc2 đôi với những khoảng thời gian khác nhau thì lại ra những kết quả khác nhau. mong thày cô chỉ giúp!


Logged
Nguyễn Văn Cư
Giáo viên
Moderator
Thành viên tích cực
*****

Nhận xét: +6/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 10
-Được cảm ơn: 98

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 142



Email
« Trả lời #6 vào lúc: 04:55:27 pm Ngày 04 Tháng Chín, 2012 »

trong bài này em có thắc mắc là: để duy trì dao động trên nhưng nếu tính theo các của thày anhxtanhmc2 đôi với những khoảng thời gian khác nhau thì lại ra những kết quả khác nhau. mong thày cô chỉ giúp!
Em nghĩ rất đúng, với những khoảng thời gian khác nhau thì sẽ ra những kết quả khác nhau. Không biết thầy đoán có đúng không, chắc em thấy thực tế thì để duy trì dao động thường công suất động cơ không đổi mà bài này lại thay đổi đúng không? Bởi vì thực tế năng lượng luôn được bổ sung sau mỗi chu kì( tức là trong chu kì đó NL mất bao nhiêu bổ sung luôn để NL của nó bằng với ban đầu) do vậy mọi chu kì đều như nhau. Còn bài này thì em "đợi" đến 100 chu kì em mới bổ sung NL mà. Do vậy công suất tính được cũng chỉ là CS trung bình trong 100T thôi.


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.