08:14:57 pm Ngày 23 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Cần tăng điện áp hai cực của máy phát lên bao nhiêu lần để công suất hao phí trên đường dây tải điện giảm đi 100 lần trong khi vẫn giữ công suất của tải tiêu thụ không đổi. Coi cường độ dòng điện trong mạch luôn cùng pha với điện áp và khi chưa tăng điện áp độ giảm điện thế trên đường dây bằng 15% điện áp giữa hai cực máy phát.
Trong bài thực hành đo gia tốc trọng trường của Trái Đất tại một phòng thí nghiệm, một học sinh đo được chiều dài của con lắc đơn ℓ = 800 ± 1 mm thì chu kì dao động là T = 1,80 ± 0,02 s. Bỏ qua sai số của π, lấy π = 3,14. Sai số của phép đo trên gần với giá trị nào nhất trong các giá trị sau
Cho cân bằng 2SO2 (k) + O2 (k) ↔ 2SO3(k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng là:
Một vật khối lượng 2 kg có thế năng 9,8 J đối với mặt đất (mốc thế năng chọn tại mặt đất). Lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó, vật ở độ cao:
Một sóng hình sin truyền theo chiều dương của trục \(Ox\) với phương trình dao động của nguồn sóng (đặt tại \(O\) ) là \({u_O} = 4\cos 100\pi t(cm)\) . Ở điểm \(M\) (theo hướng \(Ox\) ) cách \(O\) một phần tư bước sóng, phần tử môi trường dao động với phương trình là


Trả lời

Dao động cơ thi thử ĐH

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Dao động cơ thi thử ĐH  (Đọc 2157 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
duchiepql1
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 14
-Được cảm ơn: 3

Offline Offline

Bài viết: 11


Email
« vào lúc: 10:15:36 pm Ngày 29 Tháng Tám, 2012 »

Cần nhờ thầy cô và các bạn cùng giúp đỡ


Câu 1: Con lắc đơn đang dao động với chu kì 1s tại nơi có gia tốc trọng trường bằng 10 m/[tex]s^{2}[/tex]. Lấy [tex]\pi ^{2}=10[/tex]. Vật nhỏ của con lắc có khối lượng 50g. Lực hồi phục cực đại tác dụng lên con lắc bằng 0,05N. Lực căng dây treo con lắc khi vật nhỏ qua VT thế năng bằng nủa động năng là:
A. 0,4975N.         B.0,5025N.       C.0,5050N.       D. 0,4950N.

Câu 28: Khi con lắc lò xo thẳng đứng ở VTCB thì lò xo giãn 5cm. Lấy [tex]g=\pi ^{2}=10[/tex]m/[tex]s^{2}[/tex]. Biết rằng trong một chu kì, thời gian lò xo bị nén bằng một nửa thời gian lò xo giãn. Tốc độ của vật khi qua VT lò xo không biến dạng:
A. [tex]\frac{\sqrt{3}}{2}m/s[/tex]
B. [tex]\frac{\sqrt{6}}{2}m/s[/tex]
C.[tex]\frac{\sqrt{2}}{2}m/s[/tex]
D. Không xác định được.

Câu 31: Trên một sợi dây đang có sóng dừng với bước sóng [tex]\lambda .[/tex]A là một điểm nút, B là một điểm bụng và C là một điểm gần A nhất mà trong một chu kì thời gian li độ của B nhỏ hơn li độ của C là [tex]\frac{T}{3}[/tex]. Khoảng cách AC bằng:
A. [tex]\frac{\lambda }{12}[/tex]
B. [tex]\frac{\lambda }{4}[/tex]
C. [tex]\frac{\lambda }{3}[/tex]
D. [tex]\frac{\lambda }{6}[/tex]

Câu 32: Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng không hấp thụ âm có 2 nguồn âm điểm giống nhau với công suất phát âm không đổi. Tại điểm A có mức cường độ âm 15 dB. Để tại trung điểm M của đoạn OA có mức cường độ âm là 25 dB thì số nguồn âm giống các nguồn âm trên cần đặt tại O bằng:
A. 4.        B.3.      C.5    D.7

Câu 35: Nếu một người chỉ cảm nhận được các âm có cường độ âm lớn hơn 10dB. Biết công suất của một nguồn âm điểm là 3,14.[tex]10^{-7}[/tex]W thì với khoảng cách tối đa bao nhiêu tính từ nguồn âm, người này còn có cảm giác âm? Bỏ qua sự hấp thụ của môi trường, coi môi trường đẳng hướng.
A. 50m.      B. 100m.     C. 200m.        D.10km

« Sửa lần cuối: 11:21:41 pm Ngày 29 Tháng Tám, 2012 gửi bởi Điền Quang »

Logged


photon01
GV Vật Lý
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +8/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 15
-Được cảm ơn: 233

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 275


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 10:55:34 pm Ngày 29 Tháng Tám, 2012 »

Hy vọng các admin không xóa bài này hii
35. Áp dụng công thức:
[tex]L=10lg\frac{I}{I_{0}}\Leftrightarrow 10=10lg\frac{I}{10^{-12}}\Leftrightarrow I=10^{-11}W/m^{2}[/tex]
Áp dụng công thức:
[tex]I=\frac{P}{S}=\frac{P}{4.\pi .R^{2}}\Leftrightarrow R=\sqrt{\frac{P}{4\pi I}}=\sqrt{\frac{3,14.10^{-7}}{4.\pi .10^{-11}}}=50m[/tex]
« Sửa lần cuối: 11:22:03 pm Ngày 29 Tháng Tám, 2012 gửi bởi Điền Quang »

Logged

Nỗ lực hết mình vì một tương lai tươi sáng!
photon01
GV Vật Lý
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +8/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 15
-Được cảm ơn: 233

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 275


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 11:04:06 pm Ngày 29 Tháng Tám, 2012 »

32. Áp dụng công thức:[tex]L_{A}=10lg\frac{I_{A}}{I_{0}}\Leftrightarrow I_{A}=10^{1,5}.10^{-12}(1)[/tex]
Tương tự ta có:[tex]L_{M}=10lg\frac{I_{M}}{I_{0}}\Leftrightarrow I_{M}=10^{2,5}.10^{-12}(2)[/tex]
Ta có:
[tex]I_{A}=\frac{2.P}{S_{A}}(3); I_{M}=\frac{x.P}{S_{M}}(4)\Rightarrow \frac{I_{M}}{I_{A}}=\frac{x.R_{A}^{2}}{2.R^{2}_{M}}\Rightarrow 10=\frac{x.4}{2}\rightarrow x=5[/tex]
« Sửa lần cuối: 11:22:20 pm Ngày 29 Tháng Tám, 2012 gửi bởi Điền Quang »

Logged

Nỗ lực hết mình vì một tương lai tươi sáng!
traugia
Học sinh 12
Lão làng
*****

Nhận xét: +8/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 17
-Được cảm ơn: 451

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 552


TA ĐÃ TRỞ LẠI ! VÀ CÒN ĂN HẠI HƠN XƯA


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 11:05:44 pm Ngày 29 Tháng Tám, 2012 »

Câu 1: Con lắc đơn đang dao động với chu kì 1s tại nơi có gia tốc trọng trường bằng 10 m/[tex]s^{2}[/tex]. Lấy [tex]\pi ^{2}=10[/tex]. Vật nhỏ của con lắc có khối lượng 50g. Lực hồi phục cực đại tác dụng lên con lắc bằng 0,05N. Lực căng dây treo con lắc khi vật nhỏ qua VT thế năng bằng nủa động năng là:
A. 0,4975N.         B.0,5025N.       C.0,5050N.       D. 0,4950N.
Lực phục hồi cực đại :[tex]F = mg\alpha _{0} =0,05 => \alpha _{0} = 0,1 rad[/tex]
Vị trí mà thế năng bằng 1/2 động năng <=> W = 3Wt =[tex]3mgl(1-cos\alpha )[/tex]
Theo định luật bảo toàn cơ năng ta có : [tex]3mgl(1-cos\alpha )[/tex] = [tex]mgl(1-cos\alpha_{0} )[/tex]
=> [tex]cos\alpha =\frac{2+cos\alpha _{0}}{3}[/tex]
Vậy lực căng của con lắc tại vị trí này là : [tex]T = mg(3cos\alpha -2cos\alpha _{0}) = mg(2-cos\alpha _{0})=0,5025 N[/tex]

« Sửa lần cuối: 11:22:35 pm Ngày 29 Tháng Tám, 2012 gửi bởi Điền Quang »

Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.