Mình xin ghi lại cả đề bài như sau:
Một miếng gỗ mỏng hình chữ nhật bán kính 4 cm. Ở tâm O cắm thẳng góc 1 đinh OA. Thả miếng gỗ nổi trong chậu nước có chiết suất n=1,33. Đinh OA ở trong nước.
a) Cho OA = 6cm. Mắt ở trong không khí sẽ thấy đầu A cách mặt nước bao nhiêu? [Bài 4/222]
Mình chỉ thắc mắc câu a nên chỉ ghi đề đến đây. Đáp số sách là 4,5cm. Thông thường những bài tìm ảnh thì thầy mình dạy là thực tế chỉ xét góc tới <10độ thì ảnh mới rõ nét và cho ra chỉ 1 điểm sáng ko có hiện tượng nhòe ra nhiều điểm sáng. khi đó thì OA'/OA= n2/n1 thì đáp án sẽ đúng trong sách = 4,5cm. Nhưng mình nhận ra như thế này. Xét ánh sáng từ đỉnh A tới 1 góc của miếng gỗ như hình vẽ :
http://www.flickr.com/photos/33778572@N03/3768892338/ (hình mượn
). Thì góc tới i đó sẽ là góc tới nhỏ nhất để ánh sáng có thể truyền ra không khí, nhỏ hơn góc này thì ánh sáng sẽ bị miếng gỗ che khuất, ko truyền ra được không khí. khi đó có tan i min= OI/OA=4/6=2/3 => i min = 33,7 độ. Đến đây là điều mình thắc mắc, thế thì không thế nào xét góc <10độ được. Và mình làm theo i=33,7 độ đáp số mình là OA' = 3,66cm. Có tiền bối nào giải thích giúp ko