12:46:09 am Ngày 26 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Một ống Rơnghen phát ra bức xạ có bước sóng nhỏ nhất là 5Å. Hiệu điện thế giữa anốt và catốt bằng:
Hai điểm M và N nằm trên trục Ox và ở cùng một phía so với O. Một sóng cơ hình sin truyền trên trục Ox theo chiều từ M đến N với bước sóng λ.  Biết MN=λ/2  và phương trình dao động của phần tử tại M là uM=5cos10πt cm  (t tính bằng s). Tốc độ của phần tử tại N ở thời điểm t=1/3s là:
Cho đồ thị dịch chuyển – thời gian của một vật như Hình 4.1. Trong những khoảng thời gian nào, vật chuyển động thẳng đều?
Sóng siêu âm:


Trả lời

Động lực học mong thầy cô giải giúp!

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Động lực học mong thầy cô giải giúp!  (Đọc 4369 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
nguyenvanhungpq
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 47
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 62


Email
« vào lúc: 11:20:38 am Ngày 12 Tháng Bảy, 2012 »

1. Cho hệ như hình vẽ, mặt sàn nhẵn, hệ số ma sát giữa m và M là [tex]\mu[/tex]. Hỏi phải truyền cho M một vận tốc ban đầu [tex]\vec{v}_{0}[/tex] bao nhiêu để m có thể rời khỏi M ?

2. Ván nằm ngang có một bậc có độ cao h. Một quả cầu đồng chất có bán kính R đặt tren ván sát vào mép A của bậc. Ván chuyển đông sang phải với gia tốc [tex]\vec{a}[/tex]. Tính giá trị cực đại của gia tốc [tex]\vec{a}[/tex] để quả cấu không nhảy lên trên bậc trong hai trường hợp:
a. Không có ma sát ở mép A.
b. Ở A có ma sát ngăn không cho quả cầu trượt mà chỉ có thể quay quanh A.

3. Một bình cầu rổng bán kính R quay đều quanh trục thẳng đứng. Trong bình có chứa một vật nhỏ cùng quay với bình; khi đó góc hợp bởi bán kính nối vật với tâm bình cầu và trục thẳng đứng là [tex]\alpha[/tex] (hình vẽ). Cho biết hệ số ma sát giữa vật và bình là [tex]\mu[/tex] . Tính giá trị tối thiểu của vận tốc góc   của bình để vật không trượt xuống trong quá trình quay theo bình.

Em  không tìm được chổ vẽ hình, em gởi kèm file thầy cô xem giúp em với!
« Sửa lần cuối: 12:40:39 pm Ngày 12 Tháng Bảy, 2012 gửi bởi Điền Quang »

Logged


Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 12:43:52 pm Ngày 12 Tháng Bảy, 2012 »

Bài đăng bạn do copy + paste nên bị mất những ký hiệu chữ Latinh, chúng tôi đã chỉnh lại cho bạn. Lần sau khi đăng bài nên nhấn nút XEM TRƯỚC để coi lại bài của mình như thế nào.

Khi ta có trách nhiệm với bài viết của mình thì đã giúp đỡ cho người đọc bài rồi.

Ngoài ra, về việc đăng hình, gõ chữ cái Latinh hay công thức toán, thì bạn nên vào mục HƯỚNG DẪN & QUY ĐỊNH ĐĂNG BÀI để rõ thêm.

Cảm ơn!



Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 02:15:13 pm Ngày 12 Tháng Bảy, 2012 »

1. Cho hệ như hình vẽ, mặt sàn nhẵn, hệ số ma sát giữa m và M là [tex]\mu[/tex]. Hỏi phải truyền cho M một vận tốc ban đầu [tex]\vec{v}_{0}[/tex] bao nhiêu để m có thể rời khỏi M ?


Dễ thấy trong HQC gắn với mặt đất , do lực ma sát trượt nên vật M chuyển động chậm dần đều với gia tốc có độ lớn  : [tex]a_{0} = \frac{\mu mg}{M}[/tex]

Gắn HQC vào M , Áp dụng định luật II cho m ( chiều dương là chiều chuyển động của m trong HQC này )ta có :

[tex]-ma_{0} - \mu mg = ma_{m/M} \Rightarrow a_{m/M}= -a_{0} - \mu g = - \mu g ( 1+\frac{m}{M})[/tex]

Trong HQC này quãng đường vật m đi đến lúc dừng lại được tính bởi :

[tex]S = -\frac{v_{0}^{2}}{2a_{m/M}} = \frac{v_{0}^{2}}{2\mu g( \frac{m}{M} + 1)}[/tex]

Để m có thể rời khỏi M ta phải có : [tex]S > l \Rightarrow v_{0} > \sqrt{2\mu gl( \frac{m}{M} + 1)}[/tex]




« Sửa lần cuối: 02:22:38 pm Ngày 12 Tháng Bảy, 2012 gửi bởi Quang Dương »

Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
nguyenvanhungpq
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 47
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 62


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 08:43:20 pm Ngày 12 Tháng Bảy, 2012 »

Xin lỗi thầy vì em mới gởi bài lần đầu nên không biết chổ viết công thức và vẽ hình. Mong thầy thông cảm!


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 08:20:57 am Ngày 13 Tháng Bảy, 2012 »

3. Một bình cầu rổng bán kính R quay đều quanh trục thẳng đứng. Trong bình có chứa một vật nhỏ cùng quay với bình; khi đó góc hợp bởi bán kính nối vật với tâm bình cầu và trục thẳng đứng là [tex]\alpha[/tex] (hình vẽ). Cho biết hệ số ma sát giữa vật và bình là [tex]\mu[/tex] . Tính giá trị tối thiểu của vận tốc góc   của bình để vật không trượt xuống trong quá trình quay theo bình.

Em  không tìm được chổ vẽ hình, em gởi kèm file thầy cô xem giúp em với!
Giá trị tối thiểu [tex]\omega[/tex] ==> Lực Fqt bé ==> vật có khuynh hướng trượt xuống ==> Fms hướng lên.
Chọn hệ quy chiếu gắn vào quả cầu các lực tác dụng
[tex]Fqt=m.aht=m.r.\omega^2[/tex] (r khoảng cách từ vật đến trục quay)
P=mg, N ==> vật cân bằng [tex]\vec{N} + \vec{P} + \vec{Fqt} =0[/tex]
+ Chiếu PT lên phương hướng tâm
[tex]N=Pcos(\alpha)+m.r.\omega^2.sin(\alpha)=Pcos(\alpha)+m.R.sin(\alpha)^2.\omega^2 (r=R.sin(\alpha))[/tex]
+ Chiếu PT lên phương tiếp tuyến
[tex]Psin(\alpha)=\mu.N+m.R.sin(\alpha).\omega^2.cos(\alpha)[/tex]
[tex]==> mgsin(\alpha) = \mu.[mgcos(\alpha)+mR.sin(\alpha)^2.\omega^2]+m.R.sin(\alpha).\omega^2.cos(\alpha)[/tex]
[tex]==> gsin(\alpha) - \mu [gcos(\alpha)] =   R.\omega^2.sin(\alpha)[cos(\alpha)+\mu.sin(\alpha)][/tex]
[tex]==> \omega=\sqrt{\frac{g-g\mu.cotg(\alpha)}{R[cos(\alpha)+\mu.sin(\alpha)]}}[/tex]
(Muốn ra giống ĐA bạn chia tử và mẫu cho [tex]cotg(\alpha)[/tex]
« Sửa lần cuối: 08:25:18 am Ngày 13 Tháng Bảy, 2012 gửi bởi trieubeo »

Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.