Giai Nobel 2012
05:11:59 pm Ngày 21 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Bài toán trùng nhau của hệ vân giao thoa

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài toán trùng nhau của hệ vân giao thoa  (Đọc 31506 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« vào lúc: 11:36:36 am Ngày 09 Tháng Bảy, 2012 »

Đây là bài viết của thầy Dương bên trang chủ, ĐQ mạn phép đăng lại để những thành viên nào bên Forum ít khi cập nhật file ở trang chủ cùng tham khảo:

MỘT SỐ DẤU HIỆU ĐỂ NHÂN BIẾT NHANH BÀI TOÁN TRÙNG NHAU CỦA HAI  HỆ VÂN GIAO THOA

Trước hết ta xem vùng giao thoa là đủ rộng.

Biểu diễn tỉ số [tex]\frac{\lambda _{1}}{\lambda _{2}}[/tex] dưới dạng tối giản: [tex]\frac{m}{n}[/tex] –  Nghĩa là  m và n không thể đồng thời là hai số chẵn.
 
Bài toán 1:  Sự trùng nhau của các vân sáng của hai hệ vân

+ Vị trí trùng nhau của các vân sáng:
 [tex]x = k_{1}\frac{\lambda _{1}D}{a} = k_{2}\frac{\lambda _{2}D}{a}[/tex] với [tex]k_{1}; \, k_{2} \, \epsilon\, Z[/tex]

   Đẳng thức trên trở thành: [tex]mk_{1}= n k_{2}[/tex]
 
Vậy bài toán luôn có nghiệm.

+ Khoảng vân trùng (khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp cùng màu với vân trung tâm): [tex]{\color{blue}i_{t}= ni_{1}= m i_{2} }[/tex]

*****

Bài toán 2:  Sự trùng nhau của các vân tối của hai hệ vân
 
+ Vị trí trùng nhau của các vân tối: [tex]x = \left< k_{1} + \frac{1}{2}\right>\frac{\lambda _{1}D}{a} = \left< k_{2} + \frac{1}{2}\right> \frac{\lambda _{2}D}{a}[/tex] với [tex]k_{1}; \, k_{2} \, \epsilon\, Z[/tex]

Đẳng thức trên trở thành: [tex]{\color{blue} m\left< k_{1} + \frac{1}{2}\right> = n \left< k_{2} + \frac{1}{2}\right>}[/tex]
 
 + Vậy bài toán chỉ có nghiệm khi m ; n đồng thời là hai số nguyên lẻ và chính giữa hai vân sáng trùng là một vân tối trùng của hệ vân và ngược lại.

*****

Bài toán 3: Sự trùng của vân sáng của bức xạ này với vân tối của bức xạ kia:
   
+ Vị trí của vân sáng của bức xạ 1 trùng với vân tối của bức xạ 2:

[tex]x = k_{1} \frac{\lambda _{1}D}{a} = \left< k_{2} + \frac{1}{2}\right> \frac{\lambda _{2}D}{a}[/tex] với [tex]k_{1}; \, k_{2} \, \epsilon\, Z[/tex]

Đẳng thức trên trở thành: [tex]{\color{blue}m k_{1} =n \left< k_{2} + \frac{1}{2}\right>}[/tex]

   [tex]\Rightarrow[/tex] Vậy bài toán chỉ có nghiệm khi n là số nguyên chẵn

+  Vị trí của vân sáng của bức xạ 2 trùng với vân tối của bức xạ 1:

[tex]x = \left< k_{1} + \frac{1}{2}\right> \frac{\lambda _{1}D}{a} = k_{2}\frac{\lambda _{2}D}{a}[/tex]  với  [tex]k_{1}; \, k_{2} \, \epsilon\, Z[/tex]

Đẳng thức trên trở thành: [tex]{\color{blue} m \left< k_{1} + \frac{1}{2} \right> = nk_{2} }[/tex]

[tex]\Rightarrow[/tex] Vậy bài toán chỉ có nghiệm khi m là số nguyên chẵn

*****

• Lưu ý: Các em HS chỉ cần nhớ các kết luận được tô màu đỏ để giải quyết nhanh các bài toán trắc nghiệm

>>> Download file word tại đây.
« Sửa lần cuối: 12:03:14 am Ngày 04 Tháng Mười, 2012 gửi bởi Điền Quang »

Logged



Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
bopchip
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 50
-Được cảm ơn: 16

Offline Offline

Bài viết: 57


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 08:14:27 am Ngày 31 Tháng Mười Hai, 2012 »

Thầy cho em hỏi với ạ.
Tại sao chính giữa vân sáng trùng của hệ là vân tối trùng ạ? Thầy có thể chứng minh giúp em không ạ? Vẽ hình thì nhìn thấy nhưng em chưa chứng minh được. Em cảm ơn thầy.


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 09:40:58 am Ngày 31 Tháng Mười Hai, 2012 »

Thầy cho em hỏi với ạ.
Tại sao chính giữa vân sáng trùng của hệ là vân tối trùng ạ? Thầy có thể chứng minh giúp em không ạ? Vẽ hình thì nhìn thấy nhưng em chưa chứng minh được. Em cảm ơn thầy.
CM nhé em.
ĐK vân trùng.
[tex]k1:k2=\lambda_2:\lambda_1=a:b=a1:b1[/tex] (a,b là số tối giản,a1=a/2; b1=b/2)
" ĐK vân tối trùng nhau khi b1,a1 đều là số bán nguyên"
+ Tọa độ vân trùng (sáng thứ n) : [tex]xn=n.a.i_1=n.b.i_2[/tex] ==> khoảng cách 2 vân sáng trùng liên tiếp
[tex]i'=(n+1-n)a.i1=ai_1[/tex]
+Tọa độ vân trùng (vân tối thứ n): [tex]xn=(2n+1)a_1.i_1=(n+1/2).a.i_1[/tex] ==> khoảng cách 2 vân tối trùng liên tiếp.
[tex]i'' = (n+1+1/2-n-1/2).a.i_1=a.i_1.[/tex]
Nhận xét i'=i'' ==> các hệ vân phải nằm xen kẽ hay nói đúng hơn vân tối trùng cách vân sáng trùng (i'/2)


Logged
bopchip
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 50
-Được cảm ơn: 16

Offline Offline

Bài viết: 57


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 05:11:04 pm Ngày 31 Tháng Mười Hai, 2012 »

Chỗ tọa độ vân tối trùng thứ n là xn=(2n+1)[tex]\frac{a.i_{1}}{2}[/tex] phải không ạ?
« Sửa lần cuối: 05:13:19 pm Ngày 31 Tháng Mười Hai, 2012 gửi bởi bopchip »

Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 05:28:59 pm Ngày 31 Tháng Mười Hai, 2012 »

Chỗ tọa độ vân tối trùng thứ n là xn=(2n+1)[tex]\frac{a.i_{1}}{2}[/tex] phải không ạ?

xn=(2n+1)[tex]\frac{a.i_{1}}{2}[/tex]=[tex](n+1/2).ai_1[/tex]


Logged
hocsinhIU
Học sinh 12
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +9/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 144
-Được cảm ơn: 239

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 445


Never give up-Never back down


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 07:30:40 pm Ngày 05 Tháng Tư, 2013 »

thầy ơi cho em hỏi
trường hợp vân tối này trùng vân sáng kia thì giả sử như n là số chẵn thì có cần m là số lẻ không ạ
em nghĩ nó phải là 2 số khác tính chất chứ
em cảm ơn thầy


Logged

Tui
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 10:10:10 pm Ngày 05 Tháng Tư, 2013 »

thầy ơi cho em hỏi
trường hợp vân tối này trùng vân sáng kia thì giả sử như n là số chẵn thì có cần m là số lẻ không ạ
em nghĩ nó phải là 2 số khác tính chất chứ
em cảm ơn thầy
nếu đã là sáng trùng tối thì khi lập tỷ số [tex]lambda[/tex] sẽ tối giản cho ra 2 giá trị 1 chẵn và 1 lẽ (sáng là chẵn, lẻ là tối)
VD
[tex]k1/k2=\lambda_2/ \lambda_1[/tex]=4/3 ==> chắc chắn có VS 1 trùng VS 2 và vị trí gần nhất sẽ là k1=2 và k2=1,5


Logged
hocsinhIU
Học sinh 12
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +9/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 144
-Được cảm ơn: 239

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 445


Never give up-Never back down


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 10:14:16 pm Ngày 05 Tháng Tư, 2013 »

dạ em cảm ơn
tại em thấy thầy Điền Quang không đề cập đến nên hỏi cho chắc


Logged

Tui
L.Lawliet
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +162/-30
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 6
-Được cảm ơn: 50

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 93


L.Lawliet


Email
« Trả lời #8 vào lúc: 10:44:39 pm Ngày 05 Tháng Tư, 2013 »

Nhưng mà em ít khi thấy người ta hỏi như vầy lắm  Tongue hỏi 3 bức xạ đếm đã mệt mệt rồi ~.~


Logged

I'm L.Lawliet !!!!!
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_11048_u__tags_0_start_0