Bài 1: Cho một mạch điện xoay chiều AB gồm 2 đoạn nối tiếp. Đoạn AN gồm một điện trở R và một tụ điện C, một vôn kế có điện trở rất lớn mắc vào 2 điểm A và N. Đoạn NB có một cuộn dây nối tiếp một ampe kế có điện trở vô cùng nhỏ. Khi đặt vào 2 đầu mạch AB một điện áp xoay chiều cảm kháng của cuộn dây là 15 Ôm, vôn kế chỉ 75V, ampe kế chỉ 1,5A và điện áp hai đầu cuộn dây vuông pha điện điện áp 2 đầu vôn kế. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây là
A. 75V B. 35,5V C. 37,5V D. 40V
Bài này, theo mình thiếu 1 dữ kiện gì đó.
Bài 2: Cho đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm điện trở R=60 Ôm mắc nối tiếp tụ C=[tex]\frac{10^{-3}}{8\pi }[/tex](F), đoạn mạch MB chỉ chứa cuộn cảm có độ tự cảm thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB điện áp xoay chiều có biểu thức [tex]u=150\sqrt{2}cos(100\pi t)[/tex](V).Điều chỉnh L để [tex]U_{AM}[/tex] và [tex]U_{AB}[/tex] vuông pha với nhau. Gọi [tex]u_{L}[/tex] và [tex]u_{C}[/tex] và điện áp tức thời trên tụ điện và cuộn cảm lúc đó, tỉ số [tex]u_{C}[/tex]/[tex]u_{L}[/tex] là
A. 4/5 B. -4/5 C. -3/4 D. 3/4
Vẽ giản đồ và tính thì: [tex]U_{oL} = \frac{25}{16} U_{oC} [/tex] và ta luôn có [tex]u_L,\ u_C[/tex] ngược pha nhau.
Do đó: [tex] \frac{u_C}{u_L} = -\frac{16}{15} [/tex].
Hic, sai nốt rồi ^^