08:09:01 am Ngày 25 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U, tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp, L là cuộn dây thần cảm, tụ điện có điện dung C thay đổi được. Thay đổi điện dung của tụ điện đến giá trị C0 thì điện áp hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại 2U. Hệ thức liên hệ giữa điện trở R, cảm kháng ZL và dung kháng ZC là
Biết  NA = 6,02.1023 mol-1. Trong 59,50 g 92238U  có số nơtron xấp xỉ là:
Đặt điện áp xoay chiều có tần số 50Hz và giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu mạch AB gồm biến trở R, tụ điện C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được như hình vẽ. Khi L=L1 thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu AM không phụ thuộc vào R. Ứng với mỗi giá trị của R, khi L=L2 thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của tích L1L2 theo R. Để công suất tiêu thụ của mạch ứng với mỗi R đạt cực đại thì giá trị của L là
Trong một đoạn mạch điện xoay chiều RLC, công suất tức thời p thay đổi theo thời gian t. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của p vào t. Hệ số công suất của mạch là
Một con lắc lò xo nằm ngang có tần số góc dao động riêng ω0=10 rad/s . Tác dụng vào vật nặng theo phương của trục lò xo, một ngoại lực biến thiên Fn=F0cos(20t)(N). Sau một thời gian vật dao động điều hòa ổn định với biên độ 5 cm . Khi vật qua vị trí có li độ x=4 cm  thì tốc độ của vật là


Trả lời

Mọi người giải giúp vài câu trong đề thi thử !!!

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mọi người giải giúp vài câu trong đề thi thử !!!  (Đọc 9208 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
missyou266
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 44
-Được cảm ơn: 62

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 119



Email
« vào lúc: 08:47:12 pm Ngày 19 Tháng Sáu, 2012 »

Câu 1 :    Hai loa nhỏ giống hết nhau đặt cách nhau AB = 2,5 (m) âm phát ra theo mọi hướng cùng pha có bước sóng  . M là một điểm không nghe được âm thanh của cả hai loa. Cho MA = 3,5 (m) và MB > MA. Khoảng cách ngắn nhất từ điểm M đến B có thể là:
A.   MBmin = 4,25 m.   (B).   MBmin = 4 m.   C.   MBmin = 3,7 m.   D.   MBmin = 4,5m.


Câu 2 :    Một prôtôn bay với vận tốc v0 = 7,5.10^4m/s đến va chạm với một nguyên tử hyđrô ở trạng thái dừng cơ bản đang đứng yên. Sau va chạm prôtôn tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc v1 = 1,5.10^4m/s. Bỏ qua sự chênh lệch khối lượng của prôtôn và nguyên tử hyđrô, khối lượng của prôtôn là m=1,672.10-27kg. Bước sóng của phôtôn mà nguyên tử bức xạ ra sau đó khi nguyên tử chuyển về trạng thái cơ bản là:
A.130 um  .            B.0,31 um.       C.103 nm.     (D).   0,130 um


Câu 3 :Đặt một điện áp xoay chiều u=Uocos(wt)(V)  vào hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với một điốt bán dẫn lí tưởng thì trong mạch có cường độ dòng điện hiệu dụng I1. Nếu đặt điện áp đó vào hai đầu của điện trở R thì trong mạch có cường độ dòng điện hiệu dụng I2. Tỉ số I2/I1 bằng:
(A). căn2    B.2   C.1   D.1/căn2


Câu 4 :    Phản ứng 6Li3+n--> 3T1+4He2   tỏa ra một năng lượng 4,8MeV. Nếu ban đầu động năng của các hạt là không đáng kể thì sau phản ứng động năng các hạt T và 4He2  lần lượt : (Lấy khối lượng các hạt sau phản ứng là mT=3u; m(heli)=4u)

 đáp án :        K(T)=2,74 MeV và K(He)=2,06 MeV


thanks mọi người !!!


Logged


traugia
Học sinh 12
Lão làng
*****

Nhận xét: +8/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 17
-Được cảm ơn: 451

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 552


TA ĐÃ TRỞ LẠI ! VÀ CÒN ĂN HẠI HƠN XƯA


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 08:52:02 pm Ngày 19 Tháng Sáu, 2012 »

Câu 1 :    Hai loa nhỏ giống hết nhau đặt cách nhau AB = 2,5 (m) âm phát ra theo mọi hướng cùng pha có bước sóng  . M là một điểm không nghe được âm thanh của cả hai loa. Cho MA = 3,5 (m) và MB > MA. Khoảng cách ngắn nhất từ điểm M đến B có thể là:
A.   MBmin = 4,25 m.   (B).   MBmin = 4 m.   C.   MBmin = 3,7 m.   D.   MBmin = 4,5m.
Câu này thiếu bước sóng ??>>>>>>>>


Logged
traugia
Học sinh 12
Lão làng
*****

Nhận xét: +8/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 17
-Được cảm ơn: 451

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 552


TA ĐÃ TRỞ LẠI ! VÀ CÒN ĂN HẠI HƠN XƯA


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 09:16:12 pm Ngày 19 Tháng Sáu, 2012 »

Câu 2 :    Một prôtôn bay với vận tốc v0 = 7,5.10^4m/s đến va chạm với một nguyên tử hyđrô ở trạng thái dừng cơ bản đang đứng yên. Sau va chạm prôtôn tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc v1 = 1,5.10^4m/s. Bỏ qua sự chênh lệch khối lượng của prôtôn và nguyên tử hyđrô, khối lượng của prôtôn là m=1,672.10-27kg. Bước sóng của phôtôn mà nguyên tử bức xạ ra sau đó khi nguyên tử chuyển về trạng thái cơ bản là:
A.130 um  .            B.0,31 um.       C.103 nm.     (D).   0,130 um
Sử dụng định luật bảo toàn động lượng => vận tốc của nguyên tử H sau va chạm là
              v= (7,5 - 1,5 ) 10^4 = 6.10^4 m/s
=> Động năng của nguyên tử H là K = 1/2 mv^2 = 3,096.10^-18 J
Mặt khác: so với trước v/c động năng của proton đã giảm một lượng là : 1/2m(7.5^2 - 1,5^2).10^8 = 4,5144.10^-18 J
=> Theo định luật bảo toàn năng lượng => phần năng lượng júp nguyên tử chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích là: (4,5144 - 3,096).10^-18 = 1,4184.10^-18 J
=> Bước sóng là : lamda = hc/(1,4184.10^-18) = 0,14.10^-6 m
   


Logged
missyou266
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 44
-Được cảm ơn: 62

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 119



Email
« Trả lời #3 vào lúc: 09:20:29 pm Ngày 19 Tháng Sáu, 2012 »

Câu 1 :    Hai loa nhỏ giống hết nhau đặt cách nhau AB = 2,5 (m) âm phát ra theo mọi hướng cùng pha có bước sóng  . M là một điểm không nghe được âm thanh của cả hai loa. Cho MA = 3,5 (m) và MB > MA. Khoảng cách ngắn nhất từ điểm M đến B có thể là:
A.   MBmin = 4,25 m.   (B).   MBmin = 4 m.   C.   MBmin = 3,7 m.   D.   MBmin = 4,5m.
Câu này thiếu bước sóng ??>>>>>>>>
  bước song = 1 (m) mình thiếu .


Logged
traugia
Học sinh 12
Lão làng
*****

Nhận xét: +8/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 17
-Được cảm ơn: 451

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 552


TA ĐÃ TRỞ LẠI ! VÀ CÒN ĂN HẠI HƠN XƯA


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 09:25:37 pm Ngày 19 Tháng Sáu, 2012 »

Câu 3 :Đặt một điện áp xoay chiều u=Uocos(wt)(V)  vào hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với một điốt bán dẫn lí tưởng thì trong mạch có cường độ dòng điện hiệu dụng I1. Nếu đặt điện áp đó vào hai đầu của điện trở R thì trong mạch có cường độ dòng điện hiệu dụng I2. Tỉ số I2/I1 bằng:
(A). căn2    B.2   C.1   D.1/căn2
Xét trong thời gian 1 chu kì T
Nhiệt lượng tỏa ra trên R khi mạch ko có điôt là : Q = I2^2.R.T      (1)
Nhiệt lượng tỏa ra trên R khi mạch có điôt là : Q' = I1^2.R.T = Q/2  (2)
Từ (1) và (2) ta có : I2 = căn2 I1 => I2/I1 = căn 2


Logged
traugia
Học sinh 12
Lão làng
*****

Nhận xét: +8/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 17
-Được cảm ơn: 451

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 552


TA ĐÃ TRỞ LẠI ! VÀ CÒN ĂN HẠI HƠN XƯA


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 09:34:16 pm Ngày 19 Tháng Sáu, 2012 »

Câu 4 :    Phản ứng 6Li3+n--> 3T1+4He2   tỏa ra một năng lượng 4,8MeV. Nếu ban đầu động năng của các hạt là không đáng kể thì sau phản ứng động năng các hạt T và 4He2  lần lượt : (Lấy khối lượng các hạt sau phản ứng là mT=3u; m(heli)=4u)
Gọi K1, p1: động năng và động lượng của T
     K2, p2: động năng và động lượng của He
Nếu ban đầu động năng của các hạt là không đáng kể thì độ lớn động lượng của các hạt sau phản ứng là :     p1 = p2       với p = 2mK             
   <=> m1K1 = m2K2
   <=> 3.K1 = 4.K2        (1)
 Theo định luật bảo toàn năng lượng : K1 + K2 = 4,8 (2)
Giải hệ (1) và (2) ta có : K1 = 2,743 MeV và K2 = 2,057 MeV


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.