2/ Cho một luồng hơi nước ở [tex]100^oC[/tex] đi qua một bình nhiệt lượng kế chứa [tex]0,9kg[/tex] nước ở [tex]0^oC[/tex] thì khối lượng nước trong bình tăng thêm [tex]0,1kg[/tex]. Tính nhiệt độ của hệ khi cân bằng nhiệt, cho nhiệt hóa hơi riêng của nước là [tex]2,3.10^6J/kg[/tex].
Gọi t là nhiệt độ xảy ra sự cân bằng nhiệt.
Ta có: [tex]Q_{1} = Lm_{1}[/tex] và [tex]Q_{2} = \left<m_{1}+m_{2} \right>c\Delta t^{0}[/tex]
Khi cân bằng nhiệt thì: [tex]Q_{1}=Q_{2}[/tex]
Giải ra được t. Mà đề không cho nhiệt dung riêng c ta?
3/ Một luồng hơi nước có nhiệt độ [tex]100^oC[/tex]. Sau khi ngưng tụ thành [tex]2kg[/tex] nước ở [tex]100^oC[/tex] thì nhiệt lượng tỏa ra của luồng hơi nước đó có đủ làm nóng chảy [tex]10kg[/tex] nước đá ở [tex]0^oC[/tex] được không? Giải thích. Nếu đủ hãy tính nhiệt độ khi hệ cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng của nước [tex]c=4200J/kg[/tex], nhiệt nóng chảy của nước đá [tex]\lambda =330kJ/kg[/tex], nhiệt hóa hơi của nước đá [tex]L=2300kJ/kg[/tex].
Nhiệt hoá hơi của 2 kg nước ở 100 độ: [tex]Q_{1}=Lm_{1}[/tex]
Nhiệt lượng cần làm nóng chảy 10kg nước đá ở không độ: [tex]Q_{2}=\lambda m_{2} + m_{2}c\left< t^{0} - 0^{0} \right>[/tex]
Cân bằng nhiệt: [tex]Q_{1}=Q_{2}[/tex]
Từ đây em tính ra t rồi kết luận (Cho câu hỏi
"Sau khi ngưng tụ thành [tex]2kg[/tex] nước ở [tex]100^oC[/tex] thì nhiệt lượng tỏa ra của luồng hơi nước đó có đủ làm nóng chảy [tex]10kg[/tex] nước đá ở [tex]0^oC[/tex] được không? Giải thích"). Tính ra t dương (tất nhiên nhỏ hơn 100 độ) thì ok, còn không thì không được.
~O) Các bài 5, 6,7: tương tự bài 4. Hình như bài 5 có trong SBT cơ bản, em mở ra xem (nếu em có 8-x)