Nói là khoanh bừa nhưng thực ra lại không hề bừa. Bừa làm sao được khi tăng xác suất đúng lên đến 50%. Tuy nhiên, nếu bài nào cũng có thể khoanh bừa thì các em còn cần nắm chắc kiến thức làm gì đúng không? Những bí kíp sau đây chỉ áp dụng cho một số bài thôi nhé, nhưng khi mà đồng hồ điểm còn 5 phút thì chúng nó phát huy công dụng tối đa đó.
Gặp trắc nghiệm khó môn Lý thì làm gì?
Khoanh bừa một: Hai phương án phủ định nhau thì một trong hai đúng
Khi trong 4 phương án trả lời, có 2 phương án là phủ định của nhau, thì câu trả lời đúng chắc chắn phải là một trong hai phương án này.
Ví dụ: Cho đồ thị biểu diễn một quá trình biến đổi trạng thái của chất khí (hình dưới). Trong quá trình diễn biến từ trạng thái 1 đến trạng thái 2
áp suất chất khí giảm;
thể tích chất khí tăng;
nhiệt độ chất khí thay đổi;
nhiệt độ chất khí không đổi.
Chọn đáp án SAI.
Rõ ràng với trường hợp câu hỏi này, ta không cần quan tâm đến hai phương án A và B, vì C và D không thể cùng đúng hoặc cùng sai được.
Nếu vào thi mà gặp câu hỏi như thế này thì coi như bạn may mắn, vì bạn đã được trợ giúp 50 - 50 rồi. Tự tin mà khoanh bừa thôi
Khoanh bừa hai: Chọn đáp án dựa vào đơn vịCũng giống như em chọn đáp án môn tiếng Anh dựa vào loại từ, môn Lý cũng có những câu hỏi có thể loại đáp án dựa vào đơn vị đo.
Ví dụ: Một động cơ có thể kéo một chiếc tàu đi xa 100m trong khoảng thời gian 20 giây với lực phát động trung bình 5000N. Công suất của động cơ này là
500 000 J;
500 000 kg.m/s;
34 CV;
34 N.s.
Với bài toán này, sau một loạt tính toán, bạn sẽ thu được đáp số là 34 CV. Tuy nhiên, chỉ cần nhanh trí một chút thì việc chọn đáp số 34 CV phải là hiển nhiên, không cần làm toán.
Thêm một chú ý nhỏ ở đây nhé, trong những bài tập các em có khả năng tính ra đáp án chính xác, thì các em cũng cần chú ý đơn vị của đáp án đó nữa nhé, đừng vội vàng 2s mà đánh mất đi những điểm số quý giá.
Khoanh bừa ba: Cẩn thận bị lừa
Cảnh giác: Luôn luôn cẩn thận với những từ phủ định trong câu hỏi, cả trong phần đề dẫn lẫn trong các phương án trả lời. Không phải người ra đề thi nào cũng “nhân từ” mà in đậm, in nghiêng, viết hoa các từ phủ định cho bạn đâu. Hãy đánh dấu các từ phủ định để nhắc nhở bản thân không phạm sai lầm. Chỉ cần chú ý các từ phủ định này, các em cũng có thể loại được rất nhiều các đáp án không hợp lý.
Ví dụ: Hệ số đàn hồi (hay độ cứng) của một vật đàn hồi không phụ thuộc vào
tiết diện ngang của vật đàn hồi;
chiều dài ban đầu của vật đàn hồi;
bản chất của vật đàn hồi;
khối lượng riêng của vật đàn hồi.
Hãy nhớ là mỗi kì thi có không ít sĩ tử “trận vong” chỉ vì những chữ “không” chết người như trên đây.
Cảnh giác: Tương tự, bạn phải cảnh giác với những câu hỏi yêu cầu nhận định phát biểu là đúng hay sai. Làm ơn đọc cho hết câu hỏi. Thực tế có bạn chẳng đọc hết câu đã vội trả lời rồi.
Ví dụ: Chọn câu phát biểu ĐÚNG.
Khi các phân tử ở rất gần nhau, lực tương tác giữa chúng là lực hút;
Không có nhiệt độ thấp hơn 0 K;
Trong quá trình đẳng áp, thể tích khí tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối;
Trong hệ tọa độ (p, V), đường đẳng nhiệt là một parabol.
Cho như câu này là nhân đạo lắm ! Sĩ tử có thể chết “bất đắc kì tử” vì những câu “thòng” phía sau như câu sau đây, mà không hiểu sao, có nhiều bạn không thèm đọc đến khi làm bài !
Cảnh giác: Đặc điểm của bài kiểm tra trắc nghiệm là phạm vi bao quát kiến thức rộng, có khi chỉ những “chú ý”, “lưu ý”, “nhận xét” nhỏ lại giúp ích cho bạn rất nhiều khi lựa chọn phương án trả lời. Nắm chắc kiến thức và tự tin với kiến thức mà mình có, không để bị nhiễu vì những dữ kiện cho không cần thiết.
Xét ví dụ sau: Ném một vật lên cao với vận tốc ban đầu 5 m/s. Biết lực cản của không khí tỉ lệ với bình phương vận tốc của vật. Vận tốc của vật khi rơi xuống chạm đất có giá trị
vẫn là 5 m/s;
lớn hơn 5 m/s;
nhỏ hơn 5 m/s;
không thể xác định được.
Trong bài toán này, chi tiết “tỉ lệ với bình phương vận tốc” đưa ra chỉ với một mục đích là làm cho bạn bối rối. Mấu chốt vấn đề là ở chỗ có sự xuất hiện của lực cản trong bài toán. Đơn giản thế thôi. Hãy vứt đi chi tiết “tỉ lệ với bình phương vận tốc”, là dữ kiện không cần thiết (gây nhiễu), bài toán hẳn là đơn giản đi rất nhiều.
Trên đây là cách khoanh bừa môn Lý dành cho những bạn ôn thi thpt quốc gia môn Lý, nếu các bạn ôn thi thpt quốc gia môn hóa có thể tìm hiểu thêm cách khoanh bừa trắc nghiệm môn hóa mình sẽ tiếp tục chia sẻ trong thời gian tới.
Tham khảo thêm về
phương pháp học Vật lý lớp 11 để có được những bí kíp học hiệu quả môn học này nhé