05:34:05 pm Ngày 26 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc không đổi) thì tần số dao động điều hoà của nó sẽ
Một con lắc lò xo gồm quả nặng khối lượng 1 kg và một lò xo có độ cứng 1600 N/m. Khi quả nặng ở vị trí cân bằng, người ta truyền cho nó vận tốc ban đầu bằng 2 m/s. Biên độ dao động của quả nặng là
Xét một tia sáng đi từ môi trường có chiết suất n1   sang môi trường có chiết suất n2 nhỏ hơn. Biết igh là góc giới hạn phản xạ toàn phần. Biểu thức nào sau đây đúng?
Điện tử trong nguyên tử hydro chuyển động trên những quỹ đạo tròn do lực tương tác giữa hạt nhân và điện tử là lực Culông. Biết vận tốc của điện tử ở quỹ đạo L là 2.106m/s.  Tìm vận tốc của điện tử ở quỹ đạo N?
Một con lắc lò xo nằm ngang gồm một lò xo có độ cứng k và vật nặng coi như chất điểm có khối lượng 0,1kg dao động điều hòa với biên độ A=10cm. Chọn mốc tính thế năng ở vị trí cân bằng của chất điểm. Tốc độ trung bình lớn nhất của chất điểm giữa hai thời điểm động năng bằng thế năng là 40 cm/s. Độ lớn lực đàn hồi của lò xo khi động năng của chất điểm bằng 13 lần thế năng là


Trả lời

Bài tập nhiệt khó, nhờ mọi người giúp

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài tập nhiệt khó, nhờ mọi người giúp  (Đọc 1136 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
thanhtam20000
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« vào lúc: 12:35:47 am Ngày 07 Tháng Giêng, 2016 »

Có 2 bình cách nhiệt mỗi bình chứa 200g nước có nhiệt độ lần lượt là 60oC, và 100oC. Người ta làm TN như sau: Múc 50g nước từ bình 1 đổ sang bình 2, sau khi cân bằng nhiệt lại múc 50g nước từ bình 2 sang bình 1. Hỏi sau bao nhiêu lần đổ như thế nhiệt độ 2 bình chênh lệch nhau dưới 2oC ( bỏ qua nhiệt lượng truyền cho ca nước và môi trường, 1 lần đổ bao gồm: đổ từ bình 1 sang bình 2 và đổ từ bình 2 về bình 1)


Logged


Trần Đức Huy
Học sinh lớp 11
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +2/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 2
-Được cảm ơn: 37

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 61


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 10:43:18 am Ngày 07 Tháng Giêng, 2016 »

Bài này liên quan đến cái gọi là dãy số. Đầu tiên bạn phải xét quá trình đổ như thế lần thứ i, coi nhiệt độ trước quá trình đổ thứ i, gọi nhiệt độ của hai bình trước quá trình đổ thứ i lần lượt là [tex]t_{i-1(1)}[/tex] và [tex]t_{i-1(2)}[/tex], nhiệt độ sau quá trình đổ thứ i lần lượt là [tex]t_{i(1)}[/tex] và
[tex]t_{i(2)}[/tex]. Từ các phương trình cân bằng nhiệt bạn sẽ tính ra được [tex]\bigtriangleup t_{i}=t_{i(2)}-t_{i(1)}[/tex] theo [tex]\bigtriangleup t_{i-1}=t_{i-1(2)}-t_{i-1(1)}[/tex]. Khi đó bạn nhận được một dãy số truy hồi, bạn phải tìm số hạng tổng quát của nó (cái này hơi liên quan đến kiến thức lớp trên một tí bằng cách thế [tex]\bigtriangleup t_{i-1}[/tex] theo [tex]\bigtriangleup t_{i-2}[/tex] và cứ thế cứ thế sao cho cuối cùng [tex]\bigtriangleup t_{i}[/tex] chỉ còn phụ thuộc vào [tex]\bigtriangleup t_{0}=40oC[/tex] và [tex]i[/tex], khi nó bạn thay các giá trị của [tex]i[/tex] bắt đầu từ 1 cho đến khi nào [tex]\bigtriangleup t_{i}<2oC[/tex] thì dừng lại, giá trị [tex]i[/tex] lúc đó chính là đáp số của bài toán. Ở đây mình coi bình 2 là bình có nhiệt độ cao hơn. Đấy là hướng giải còn đáp số cụ thể thì bạn tự tính nhé.







Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.