Một vật dao động điều hòa với biên độ 6 √2 cm, tần số góc ω. Trong quá trình dao động có ba thời điểm liên tiếp t1, t2 và t3 vật có cùng tốc độ 30 √6 cm/s. Biết t2 – t1 = 2(t3 – t2). Trong hai giá trị có thể có của ω, giá trị lớn hơn là
A. 20 rad/s. B. 10 √6 rad/s. C. 10 √3 rad/s. D. 10 rad/s.
Hỏi thêm bài nãy nữa ạ. Em không biết dữ kiện t2 – t1 = 2(t3 – t2) dc khai thác như thế nào
~O)
Trường hợp 1: Xem hình
Đặt [tex]\Delta t_{1}= t_{2}-t_{1}; \: \Delta t_{2}= t_{3}-t_{2}[/tex] [tex]\Rightarrow \Delta t_{1}=2\Delta t_{2}[/tex]
Trên đường tròn, trong một chu kỳ có bốn thời điểm vật có cùng tốc độ, cho nên: [tex]2 \Delta t_{1} + 2\Delta t_{2} = T\Rightarrow \Delta t_{1} + \Delta t_{2} =\frac{T}{2}[/tex]
Suy ra: [tex]\Leftrightarrow \frac{3}{2} \Delta t_{1} = \frac{T}{2}\ \Leftrightarrow \Delta t_{1} = \frac{T}{3}[/tex]
Vậy nửa cung ứng với thời gian vật đi từ li độ x đến VTCB là [tex]\frac{T}{6}[/tex] suy ra li độ ban đầu là [tex]x= A\frac{\sqrt{3}}{2}[/tex] và tốc độ tại đó là [tex]v= \frac{v_{max}}{2}[/tex]
Tức là [tex]v= \frac{v_{max}}{2}=30\sqrt{6}\, (cm/s)\Rightarrow \omega =....[/tex]
~O)
Trường hợp 2: Trường hợp này ta đảo hai cung trên hình lại, rồi làm tương tự.
Vì phải đi rồi nên không giải trường hợp này được.
Chúc em thành công!