Topic này tổng hợp những điều cần lưu ý trước giờ G. Các thầy giáo , sinh viên , học sinh có bất cứ kinh ngiệm gì về việc thi đại học ( Hay bất cứ kỳ thi nào khác) thì sẽ chia sẻ tại đây. Các kinh ngiệm bao gồm : Các học trước giờ thi, cách học thế nào cho hiệu quả, Cách làm bài, cách random cho HS TB- Khá, kinh ngiệm ngoài lề như cách sử dụng máy tính, hay tâm lý trước và sau khi thi....
Mở đầu topic sẽ là kinh ngiệm của anh Đức Trần ( Cái tên liên tưởng ngay đến xúc xích Đức Việt , Hị Hị ).
Kinh ngiệm của anh ý trên Youtube ,
Xem Tại đâyCòn đây là kinh ngiệm của anh ý khi làm bài thi Trắc ngiệm.
"Mình muốn chia sẻ một vài kinh nghiệm thi Đại học môn Vật lý với các bạn 95. Mong rằng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới!
Những kinh nghiệm khi làm bài thi trắc nghiệm Vật lý Đại học
1. Nhận diện nhanh câu dễ - khó
Thời gian làm bài mỗi câu là 90/50 = 1.8 min/câu. Do đó, cần nâng cao tối đa hiệu quả (điểm) trong thời gian này. Câu dễ hay khó cũng được 0.2đ nên làm hết câu dễ một cách chắc chắn sẽ hiệu quả hơn.
Cách nhận diện câu dễ - khó:
- Câu lý thuyết
- Những câu hỏi ngắn (1-2 dòng) (do ít dữ kiện cần phân tích hơn)
2. Không lãng phí thời gian làm đi làm lại cùng một vấn đề.
Không phải câu nào cũng làm được ngay lần đầu tiên. Nhưng khi làm không ra, nên viết những dữ kiện đã tính toán được (có thể dùng đến) ra một góc giấy nháp để khi trở lại làm sẽ không cần tính lại.
3. Đọc đề nhanh
- Rèn luyện đọc nhanh
- Nên đọc câu hỏi cần tìm gì trước rồi mới đọc dữ kiện
- Đọc dữ kiện không cần nhớ chính xác số liệu mà chỉ cần nhớ đề cho đại lượng, công thức nào, khi giải xem số sau.
4. Đọc đề kỹ lưỡng
Tuy đọc nhanh nhưng phải đọc đầy đủ, kỹ càng. Tránh việc đọc lướt qua những phần nhỏ trong câu hỏi.
Những lỗi thường gặp khi đọc đề:
- Không nhìn sin – cos
- Không nhìn đúng đơn vị mà làm theo thói quen. VD: mA – A, mV – V, …
- Chọn câu Đúng – Sai – Không đúng
5. Chú ý thời gian làm bài
Việc mang đồng hồ vào phòng thi là rất cần thiết. Cần ý thức được thời gian trong lúc làm bài để chủ động, không bị cuống. Phân chia thời gian làm bài thích hợp và nhớ tô đáp án vào phiếu trả lời trắc nghiệm.
Mỗi câu không nên làm quá 2 – 3 phút.
6. Không chủ quan khi có đáp án
Do người ra đề thường tính trước được học sinh sẽ sai ở đâu, mắc bẫy nào nên thường có đáp án dành cho những học sinh làm sai. Do đó, có đáp án chưa chắc chắn đã là đáp án đúng! Làm xong mỗi câu nên kiểm tra lại: đã dùng hết dữ kiện chưa, nếu phỏng đoán thì có cơ sở chính xác không?...
Thường việc kiểm tra lại sẽ không có thời gian và nếu có, cũng không hiệu quả, do suy nghĩ của chúng ta thường theo một lối mòn. Vậy nên làm chắc chắn với mỗi câu từ lần đầu tiên!
7. Đáp án là dữ kiện!
Trong câu hỏi trắc nghiệm, đôi khi, đáp án cũng là dữ kiện giúp chúng ta giải bài.
Nên đọc qua đáp án để tìm điểm chung giữa các đáp án. Vì đó có thể là phần đương nhiên đúng, chúng ta không cần tìm nữa, thậm chí, có thể dùng làm dữ kiện giải bài.
8. Phỏng đoán
Phỏng đoán là sử dụng suy luận để tìm đáp án.
Có thể áp dụng trong 2 trường hợp :
- Chưa chắc chắn về đáp án
- Để giải nhanh hơn
Để phỏng đoán được, cần phân tích các đáp án, tìm ra những điểm chung, điểm khác nhau, suy đoán khả năng của những điểm khác nhau. Phỏng đoán không phải điều dễ dàng mà đòi hỏi có suy luận logic và kinh nghiệm làm bài. Do đó, nếu chưa quen thì không nên quá tin tưởng vào cách này !
Nếu có những thắc mắc về môn Vật lý có thể trao đổi với mình để cùng nghiên cứu "
Cám ơn anh đã chia sẻ những điều này cho bọn em, Có kinh ngiệm gì hay nữa thì anh lại post tiếp nhé. ^^